Vòng chung kết năm nay có 16 “ông trâu” có mặt. Các "ông trâu" được săn tìm ở nhiều tỉnh miền núi, thậm chí là nước ngoài, đều to khỏe và được chăm sóc trong một chế độ đặc biệt, để cống hiến cho người xem những màn đấu mãn nhãn trên sới chọi.
Chọi trâu vốn là một nét tín ngưỡng lâu đời của người dân địa phương, được duy trì bảo tồn đến ngày nay. Hội trọi trâu truyền thống Đồ Sơn còn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Vòng chung kết năm nay có nhiều khắp đấu gay cấn, khiến 1 "ông trâu" chết tại chỗ, 1 "ông trâu" gãy sừng, gục ngay trong sới. Là giải đấu đối kháng nên lễ hội có nhiều hình ảnh khốc liệt, thậm chí đẫm máu của các “ông trâu”.
Chính vì vậy, bên cạnh nhiều lời chê bôi, phản đối, lễ hội chọi trâu vẫn thu hút hàng vạn du khách và giới truyền thông. Đặc biệt với những chủ trâu, việc có "ông trâu" thi đấu ở vòng chung kết và chiến thắng là sự tự hào vô cùng lớn lao. Còn người dân địa phương cho biết, nếu họ không đi xem lễ hội chọi trâu sẽ cảm thấy bất an.
Một nét đặc biệt của Hội chọi trâu Đồ Sơn là dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà. Người ta cũng tin rằng, nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn.
|
tin liên quan
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn: Vì sao chưa an toàn?Vụ “trâu điên” số 24 húc trọng thương 2 người tại vòng loại Hội chọi trâu Đồ Sơn 2011 một lần nữa làm dư luận lo ngại về công tác an toàn trong một cuộc thi tiềm ẩn nguy hiểm.
Bình luận (0)