Mở cửa sớm nhất, chứng khoán châu Á bất ngờ lao dốc do ảnh hưởng từ diễn biến xấu của cuộc khủng hoảng nợ công châu u và những lo ngại kinh tế thế giới chậm phát triển. Chỉ số MSCI Asia Pacific giảm mạnh 2,1% trong phiên này, xuống mức thấp nhất kể từ phiên 18.3.
Với phiên mất điểm này, MSCI Asia Pacific đang hướng tới tuần giảm điểm thứ 7 liên tiếp, phá vỡ kỷ lục 6 tuần giảm liên tiếp khi đế chế tài chính Lehman Brothers (Mỹ) sụp đổ hồi cuối năm 2008. Toàn bộ 10 nhóm ngành đóng góp vào chỉ số này đều giảm điểm.
|
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản để mất 163,04 điểm trong phiên này, tương đương giảm 1,7%, xuống còn 9.411,28 điểm. HSI của Hồng Kông giảm mạnh 390,66 điểm, tương đương giảm 1,75%, chốt phiên 16.6 ở mức 21.953,1 điểm.
Ghi nhận trên các thị trường khác trong khu vực: chỉ số Shanghai Composite và CSI 300 của Trung Quốc lần lượt giảm 1,52% và 1,54%; KOSPI của Hàn Quốc giảm 1,91%; S&P/ASX 200 của Úc giảm 1,92%; Straits Times của Singapore giảm 1,14%.
* Mặc dù thị trường nhà đất và thị trường lao động của Mỹ đã đem lại những tin tức tốt lành nhưng chứng khoán châu u vẫn duy trì xu hướng giảm điểm trong suốt phiên do thông tin không mấy tốt đẹp về diễn biến khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp. Chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực giảm 0,5% xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua sau khi Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou phát biểu sẽ có cải cách nội các nhằm tìm kiếm lại sự tín nhiệm của các cử tri.
Toàn bộ 18 thị trường chứng khoán quốc gia trong khu vực đều giảm điểm. Cụ thể: chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,76%, xuống còn 5.698,81 điểm; CAC 40 của Pháp giảm 0,38%, chốt phiên ở mức 3.792,31 điểm; DAX của Đức giảm nhẹ 0,07%, xuống còn 7.110,2 điểm.
Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha giảm 0,15%; FTSE MIB của Italy giảm 0,33%; PSI General của Bồ Đào Nha giảm 0,64%; ISEQ của Ireland giảm 0,81%.
* Tại Mỹ, chứng khoán khởi sắc nhờ thông tin tốt lành từ thị trường nhà đất và lao động. Chỉ số thị trường S&P 500 tăng nhẹ 0,2%, chốt phiên 16.6 ở mức 1.267,64 điểm; Dow Jones Industrial tăng 0,5%, lên thành 11.961,52 điểm.
Theo số liệu thống kê từ bộ Thương mại Mỹ, số dự án nhà xây mới khởi công trong tháng 5 vừa qua đạt mức trung bình 560.000 nhà/năm, tăng 3,5% so với số liệu thống kê tháng trước đó, và tăng vượt dự kiến của các chuyên gia (dự đoán là 545.000 nhà/năm).
Bộ Lao động công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần trước (tính tới 11.6) giảm 16.000 trường hợp, xuống còn 414.000 hồ sơ, thấp hơn mức dự đoán 420.000 hồ sơ mà các chuyên gia đưa ra trước đó.
Cổ phiếu của các công ty nhà đất và các công ty đồ gia dụng nhờ đó tăng giá. Cổ phiếu của D.R. Horton tăng 1,6%; cổ phiếu của Lennar tăng 2,1%; cổ phiếu của Home Depot tăng 1,8%. Nhóm cổ phiếu nhà đất đóng góp vào S&P 500 tăng 1,6%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm nhẹ trong phiên này khi có thông tin Chính phủ Mỹ sẽ có yêu cầu giảm quy mô hoạt động đối với các ngân hàng. Cổ phiếu Citigroup giảm 1%; cổ phiếu JPMorgan Chase giảm 0,8%.
Tính tới nay, chỉ số MSCI Asia Pacific của châu Á đã giảm tới 3,7% so với mức giao dịch đầu năm; trong khi S&P 500 vẫn duy trì được mức tăng 0,6%; STXE 600 giảm 2,9%.
Thu Hạnh
(Theo Bloomberg, Reuters)
Bình luận (0)