Tại Phố Wall (Mỹ), theo ghi nhận của Bloomberg, chỉ số thị trường S&P 500 đã xuống dưới mức 1.100 điểm khi giảm 2,9% trong phiên này, chốt phiên ở mức 1.099,23 điểm.
Chỉ số Dow Jones Industrial cũng để mất 258,08 điểm (giảm 2,4%), xuống còn 10.655,3 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm mạnh 3,3%, xuống chỉ còn 2.335,83 điểm.
|
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nếu không được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Liên minh châu u (EU) và Ngân hàng Trung ương châu u (ECB) giải ngân khoản tiền trợ giúp tiếp theo thì Hy Lạp, đất nước đầu tiên tại châu u vướng vào khủng hoảng nợ, sẽ “hết tiền” ngay trong tháng 10 này. Đây được coi là nguyên nhân chính khiến thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục đỏ sàn trong phiên giao dịch đầu tuần.
Cùng với đó, tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng bởi cuộc biểu tình của người dân Mỹ chống lại tỷ lệ thất nghiệp quá cao cũng như các chính sách kinh tế “bất hợp lý” của chính phủ đang lan rộng ra ngoài Phố Wall.
* Tại châu u, chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực giảm 1,1%. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,03%, xuống còn 5.075,5 điểm; CAC 40 của Pháp giảm 1,85%, chốt phiên ở mức 2.926,83 điểm; DAX của Đức giảm 2,28%, xuống còn 5.376,7 điểm; FTSE MIB của Ý giảm 1,31%; Athex Composite của Hy Lạp giảm 2,4%.
Ngoài tác động của các thông tin liên quan tới khủng hoảng nợ công Hy Lạp, thị trường chứng khoán châu u trong phiên này phải đón nhận thêm thông tin về sản xuất công nghiệp trong khu vực đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp, ghi nhận trong tháng 9 vừa qua.
* Còn tại châu Á, chỉ số MSCI Asia Pacific giảm mạnh 2,7% (kết thúc chiều 3.10, giờ VN). Toàn bộ 10 nhóm ngành đóng góp vào chỉ số này đều mất điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 154,81 điểm (giảm 1,78%), xuống chốt phiên ở mức 8,545,48 điểm; HSI của Hồng Kông có phiên giao dịch tồi tệ hơn khi tuột khỏi mốc 17.000 điểm. Chỉ số này mất tới 770,26 điểm (giảm 4,38%), chốt phiên ở mức 16.822,2 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite và CSI 300 của Trung Quốc cùng giảm nhẹ 0,26%; S&P/ASX 200 của Úc giảm 2,77%; Straits Times của Singapore giảm 2,01%. Riêng KOSPI (Hàn Quốc) tăng nhẹ 0,02%.
Tính đến hết quý III/2011, chỉ số MSCI Asia Pacific đã giảm 20%; S&P 500 giảm 10%; STSE 600 giảm 18%.
Thu Hạnh
(Theo Bloomberg, Reuters)
Bình luận (0)