Tại Phố Wall, chỉ số S&P 500 tăng thêm 1%, lên chốt phiên 12.10 ở mức 1.207,25 điểm. Liên tiếp trong 3 phiên đầu tuần, chỉ số này đã tăng 4,5%. Trước đó, chỉ số này thậm chí đã tăng đến 2,1%.
Chỉ số Dow Jones Industrial giành lại toàn bộ những gì đã mất kể từ đầu năm 2011. Nhận thêm được 102,55 điểm trong phiên này, tương đương tăng 0,9%, Dow Joness chốt phiên ở mức 11.518,85 điểm. Nasdaq Composite tăng 0,8%, lên thành 2.604,73 điểm.
Cổ phiếu ngân hàng - tài chính tăng điểm mạnh nhất trong các nhóm ngành đóng góp vào S&P 500 trong phiên này. Chỉ số KBW Banks với sự góp mặt của 24 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ cũng tăng 3,3%. Cổ phiếu của Bank of America tăng 3,3%; JPMorgan Chase tăng 2,8%. Cổ phiếu công nghiệp GE tăng 1,6%, cổ phiếu 3M tăng 2,5%.
Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân giúp Phố Wall đi lên trong phiên này là việc các lãnh đạo châu u đã đưa ra được một lộ trình cho việc ngăn chặn và giải quyết khủng hoảng nợ công trong khu vực. Cùng với đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho biết cũng đang thảo luận về việc mở rộng chương trình mua tài sản.
Theo lời của Chủ tịch Ủy ban châu u (EC) Josse Barroso, các quốc gia châu u sẽ phải tiến hành trước mắt là việc tăng tiềm lực giúp các ngân hàng trong khu vực “vượt qua cơn bĩ cực”, giải ngân khoản trợ giúp tiếp theo đối với Hy Lạp và nhanh chóng thiết lập một quỹ cứu trợ thường xuyên để đối phó, khống chế những diễn biến xấu của nợ công. Ông này cũng lên tiếng kêu gọi việc đẩy nhanh hợp tác để tăng vốn cho các ngân hàng, và xác định việc dùng tiền cứu trợ của chính phủ là giải pháp cuối cùng.
Trên thị trường đã có những nhận định lạc quan rằng nước Mỹ sẽ tránh được một cuộc suy thoái.
* Tại châu u, chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực đã tăng thêm 1,7% trong phiên 12.10 này, lên mức chốt phiên cao nhất trong vòng 2 tháng qua sau khi có thông tin về việc khủng hoảng nợ công sẽ được giải quyết ổn thỏa.
Cùng với đó, thông tin về sản lượng công nghiệp châu u trong tháng 8 vừa qua đã tăng thêm 1,2% so với tháng 7 và ghi nhận là tháng tăng thứ 2 liên tiếp cũng đã góp phần đưa thị trường chứng khoán khu vực tăng điểm.
Ghi nhận trên các thị trường thành viên trong khu vực: chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,85%, lên thành 5.441,8 điểm; CAC 40 của Pháp tăng 2,42%, chốt phiên ở mức 3.229,76 điểm. DAX của Đức tăng 2,21%, lên thành 5.994,47 điểm.
* Tại châu Á, chỉ số MSCI Asia Pacific tăng nhẹ 0,7% trong phiên 12.10 (kết thúc chiều cùng ngày, giờ VN).
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,4% trong phiên này, xuống còn 8.738,9 điểm. Đây là phiên đầu tiên trong vòng 4 phiên vừa qua, chỉ số này mất điểm. HSI của Hồng Kông giành thêm 187,87 điểm, tương đương tăng 1,04%, lên thành 18.329,5 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite và CSI 300 của Trung Quốc lần lượt tăng mạnh 3,04% và 3,63%, là phiên tăng mạnh nhất trong vòng 1 năm qua. Chỉ số Shanghai Composite hiện đã giảm 14% trong năm nay.
* Trên thị trường dầu thô, giá dầu WTI giao kỳ hạn tháng 11 tại New York (Mỹ) giảm nhẹ 0,3%, lên chốt phiên 12.10 ở mức 85,57 USD/thùng, là phiên giảm đầu tiên kể từ hôm 4.10.
Nguyên nhân khiến giá dầu giảm trong phiên này là việc Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã cắt giảm 210.000 thùng/ngày trong dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu năm 2012, xuống còn 90,5 triệu thùng/ngày, đồng thời dự báo Libya sẽ xuất khẩu bổ sung vào nguồn cung dầu thô thế giới thêm 600.000 thùng/ngày vào cuối năm nay.
Sau thời điểm chốt phiên, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) công bố báo cáo tuần cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ trong tuần trước (tính tới 7.10) đã tăng thêm 3,81 triệu thùng, lên thành 340,4 triệu thùng. Thông tin này đã khiến giá dầu thô trong các giao dịch điện tử sau chốt phiên tiếp tục giảm, có lúc đã xuống mức 84,8 USD/thùng.
Giá dầu thô Brent giao tháng 11 tại London (Anh) chốt phiên ở mức 111,36 USD/thùng, tăng 0,6% so với phiên trước đó.
Thu Hạnh
(Theo Bloomberg, Reuters)
Bình luận (0)