Tại Phố Wall (Mỹ), thông tin mới công bố về niềm tin tiêu dùng của người dân nước này cùng với những số liệu thống kê chi tiêu cá nhân trong tháng 10 vừa qua không đạt được kỳ vọng của các chuyên gia đã vượt qua cả sự ảnh hưởng của những diễn biến mới về nợ công châu u, khiến đà tăng của thị trường có phần chững lại.
Tổng kết phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số thị trường S&P 500 tăng dưới mức 0,1%, chốt phiên cuối tuần ở mức 1.285,09 điểm. Dow Jones Industrial tiếp tục tăng 0,2%, lên chốt phiên ở mức 12.231,1 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,05%, xuống còn 2.737,15 điểm.
|
Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 10 vừa qua đã tăng nhẹ lên 60,9 điểm, so với mức 59,4 điểm hồi tháng 9.
Trong khi đó, mức chi tiêu cá nhân trong tháng 9 tại Mỹ cũng tăng nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng, mức tăng thu nhập của người dân cũng thấp hơn dự kiến, từ đó đẩy lãi suất tiết kiệm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
* Tại châu u, nhờ những nỗ lực nhằm giải cứu Hi Lạp và giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nợ công của các nhà lãnh đạo trong khu vực, thị trường chứng khoán châu u đã có tuần tăng điểm hết sức khả quan.
Tuy nhiên, trong phiên cuối tuần này, nhiều chỉ số trong khu vực đã có dấu hiệu giảm nhẹ. Cụ thể: Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,2%, xuống còn 5.702,24 điểm; CAC 40 của Pháp giảm 0,59%, xuống còn 3.348,63 điểm; IBEX 35 của Tây Ban Nha giảm 0,5%; FTSE MIB của Ý giảm 1,78%; DAX của Đức tăng nhẹ 0,13%.
Tổng kết trong cả tuần qua, chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực đã tăng 4,2%, nâng tổng mức tăng trong tháng 10 lên con số 10%, là mức tăng tháng lớn nhất kể từ tháng 4.2009.
Chỉ số FTSE 100 tăng 3,9%; CAC 40 tăng 5,6%; DAX tăng 6,3%.
Cổ phiếu ngân hàng châu u cũng tăng ấn tượng trong phiên này. Chỉ số STXE 600 Banks tăng 9,1% trong cả tuần. Cổ phiếu của Credit Agricole (Pháp) tăng 27%; cổ phiếu của Deutsche Bank (Đức) tăng 19%; BNP Paribas (Pháp) tăng 14%; Barclays (Anh) tăng 11%.
* Tại châu Á, chứng khoán tiếp tục tăng nhẹ phiên cuối tuần, đồng thời ghi nhận tuần tăng giá mạnh mẽ nhất trong vòng hơn 2 năm qua. Chỉ số MSCI Asia Pacific tăng mạnh 7,5% trong tuần này.
Tổng kết tuần, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 4,3%, lên chốt phiên ở mức 9.050,47 điểm; HSI của Hồng Kông vươn trở lại mốc 20.000 điểm tăng thêm 330,54 điểm (tương đương 1,68%) trong phiên cuối tuần. Tính cả tuần, chỉ số này tăng tổng cộng 11% và chốt phiên ở mức 20.019,2 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 6,7%; KOSPI của Hàn Quốc tăng 5% trong khi Straits Times của Singapore tăng 7,1%.
* Trên thị trường dầu thô, giá dầu thô WTI giao kỳ hạn tháng 12 tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) chốt phiên cuối tuần ở mức 93,32 USD/thùng, giảm nhẹ 64 cent, tương đương giảm 0,7% so với phiên trước đó. Trong tuần vừa qua, giá dầu thô tại NYMEX đã tăng 6,8%, là tuần tăng giá mạnh nhất kể từ tuần cuối tháng 2. Giá dầu thô tại đây hiện tăng 18% so với đầu tháng 10.
Giá dầu Brent giao tháng 12 tại London (Anh) cũng giảm 2,17 USD/thùng, tương đương giảm 1,9%, xuống còn 109,91 USD/thùng. Giá dầu Brent chỉ tăng nhẹ 0,3% trong phiên này. Chênh lệch giá giữa dầu Brent và dầu WTI giao cùng kỳ hạn đã được co hẹp xuống mức 16,59 USD/thùng.
Các chuyên gia phân tích dự đoán trong tuần tới có thể giá dầu thô sẽ tiếp tục giảm.
Giá vàng giao tháng 12 tại New York cũng giảm nhẹ 0,1% trong phiên cuối tuần, chốt phiên ở mức 1.747,2 USD/ounce.
Thu Hạnh
(Theo Bloomberg, Reuters)
Bình luận (0)