|
Trong số các bệnh kể trên thì bệnh trầm cảm có liên quan nhiều nhất gây ra chứng ngủ ngày. Những người trầm cảm có tỷ lệ muốn ngủ ngày cao gấp 3 lần những người bình thường. Biểu hiện của ngủ ngày là lúc nào người bệnh cũng có cảm giác buồn ngủ, cho dù đang đi học, làm việc, thậm chí đang lái xe. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sự an toàn cũng như hiệu quả công việc.
Một số gợi ý sau có thể giúp đối phó với chứng ngủ ngày:
- Đầu tiên bạn hãy tự hỏi mình có thức khuya hay không. Nếu có thì nên điều chỉnh lại giấc ngủ (tối nên lên giường lúc 22 giờ, trễ nhất là 23 giờ), cố gắng thức dậy tầm 6-7 giờ sáng. Tập thói quen này hằng ngày để đảm bảo giữ vững nhịp độ sinh học của cơ thể.
- Khi thức dậy đầu tiên tập vài động tác thể dục vừa để hít thở không khí trong lành vừa để cơ bắp được linh hoạt. Giữ thói quen ăn sáng đều đặn trước khi đi học hoặc đi làm, bởi nếu bụng đói thường tạo ra cảm giác mệt mỏi, uể oải.
- Thiết kế phòng làm việc thông thoáng. Nếu làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng sẽ khiến có cảm giác như đang ở trong phòng ngủ, mà cảm giác đó vây bủa thì cơn buồn ngủ sẽ ập đến.
- Giữ tư thế thẳng khi ngồi làm việc, bởi ngồi ngay ngắn không những giúp chúng ta để tâm vào công việc mà còn giúp cột sống không bị vẹo. Trong thời khắc cơ thể có mệt mỏi cũng tránh ngả đầu xuống bàn vì làm như thế sẽ càng kích thích hệ thần kinh và cơn buồn ngủ sẽ ập đến ngay tức thì. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy rời khỏi bàn và đứng dậy hít thở sâu, vươn vai, đi lại trong phòng hoặc ra ngoài vài phút để hít khí trời.
- Trong lúc làm việc nên tập trung chú ý vào công việc, không suy nghĩ lan man đến việc này việc nọ. Mất tập trung cũng là nguyên nhân gây ra cơn buồn ngủ.
- Đặt trường hợp khó lòng cưỡng lại cơn buồn ngủ, giải pháp tạm thời có thể nhờ đến là trà hoặc cà phê. Đây là 2 loại đồ uống giúp đầu óc minh mẫn nhưng cũng không nên quá lạm dụng sẽ bị phản tác dụng.
- Chú ý bổ sung chế độ ăn uống giàu vitamin C từ trái cây. Buổi trưa nên dành từ 45-60 phút chợp mắt. Phân bố thời gian học tập và làm việc hợp lý, không để công việc tồn đọng quá nhiều vì khi nghĩ đến “núi” công việc lộn xộn đang chờ sẽ dễ gây ra cảm giác mệt mỏi, chán nản.
Hạ Yên
Bình luận (0)