Các cuộc báo cáo tại Thụy Điển và Anh cho thấy có đến 40% số trẻ từng trải qua cơn nhức đầu vào thời điểm được
7 tuổi, và con số này tăng lên 70% ở tuổi 15. Trước vấn đề này, các bậc cha mẹ đều hốt hoảng, và thường đưa trẻ đến bệnh viện để có được sự đảm bảo của bác sĩ, rằng đây không phải là dấu hiệu của u não. Thật may, trong đa số trường hợp, các bác sĩ đã trấn an bệnh nhi lẫn gia đình rằng nhức đầu ở độ tuổi này không phải là dấu hiệu của tình trạng bệnh tật nghiêm trọng gì, theo trang Malaysian Association of Paediatric Surgery.
Các dạng đau
Đau nửa đầu và đau do căng thẳng là hai dạng thường thấy nhất ở trẻ em, hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân. Khoảng 10% số học sinh ở độ tuổi đến trường đều trải qua cơn đau nửa đầu. Triệu chứng này xuất hiện theo kiểu đau buốt hai bên đầu, được mô tả như bị nhói hoặc bị giã vào đầu, có thể kéo dài vài giờ, và thường xảy ra trước một sự thay đổi về hành vi, đôi khi có thể đi kèm với những triệu chứng rối loạn thị giác. Trong khi bị đau nửa đầu, trẻ có thể ói mửa, chóng mặt, hoặc nhạy cảm với ánh sáng/âm thanh. Còn đau đầu kiểu căng thẳng, xảy ra đối với 1% số trẻ, thường do không chịu được áp lực từ môi trường xung quanh. Đau kiểu này kéo dài hơn các cơn đau nửa đầu.
tin liên quan
Những cách giảm đau đầu hiệu quả không cần uống thuốcCó những cách giảm đau đầu mà bạn hoàn toàn tự làm được chứ không cần đi gặp bác sĩ và nhờ kê toa.
Trong khi đó, cơn đau có liên quan đến các căn bệnh về thần kinh khá hiếm, và đau do u não còn hiếm hơn. Để dễ hình dung, u não ở trẻ chỉ xuất hiện với xác suất từ 3 - 5 trẻ trong mỗi 100.000 trẻ, và chỉ 1 trong số 10 trẻ u não sẽ bị đau đầu.
Những dấu hiệu có thể xảy ra trong trường hợp bị đau đầu vì bệnh nguy hiểm bao gồm: một số cơn đau đầu nghiêm trọng trong vài tuần; những cơn đau đầu tăng theo tần suất và ngày càng nghiêm trọng hơn; đau đầu trong lúc ngủ hoặc là điều đầu tiên xảy ra vào buổi sáng trước khi thức giấc; các cơn đầu càng tệ hơn khi nằm xuống, cúi gập người hoặc lúc ho; có liên quan đến tình trạng ói mửa không rõ nguyên nhân trong lúc ngủ hoặc trước khi thức dậy; có liên quan đến những vấn đề thần kinh khác, bao gồm tình trạng lẫn lộn trí nhớ, thay đổi tính cách, cơ bị yếu đi, các vấn đề về thị lực và co giật.
Khi khám sức khỏe tổng quát, cần tập trung vào việc đo chu vi đầu, chiều cao, cân nặng và huyết áp. Trong trường hợp kiểm tra về thần kinh, cần chú ý khám vùng đằng sau mắt.
tin liên quan
Giảm đau nửa đầu hiệu quả với 7 cách sauĐau nửa đầu là một dạng rối loạn có liên quan đến sự thay đổi thần kinh và mạch máu trong não.
Cách xử lý
Trong trường hợp đau đầu bình thường, gia đình nên tìm cách giới hạn những yếu tố có thể góp phần dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như trẻ thường bỏ bữa ăn, gặp căng thẳng do học hành, nỗ lực quá mức về thể chất, bị ánh sáng làm chói mắt đột ngột, những thay đổi về hormone.
Các chiến lược giúp đẩy lui tình trạng nhức đầu ở trẻ bao gồm hướng dẫn trẻ thả lỏng tinh thần, ăn uống cân bằng và lành mạnh, tạo thói quen ngủ đủ giấc và điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
tin liên quan
Sự thật cần biết về những cơn đau đầuĐau đầu có thể gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Mặc dù có nhiều phương pháp phòng ngừa và thuốc được phát hiện để điều trị các loại đau đầu, nhưng những sự thật dưới đây về cơn đau đầu sẽ giúp ích cho người đau đầu rất nhiều trong việc phòng và điều trị, theo boldsky.
Bình luận (0)