|
Quá trình lấy mẫu, kiểm định diễn ra như thế nào, thưa ông?
Với tư cách là một tổ chức của Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, đồng thời với tư cách là những người tiêu dùng bình thường, chúng tôi đi mua mẫu tại những điểm buôn bán mang tính đại diện trên thị trường như chợ, siêu thị, cửa hàng bán lẻ và có đầy đủ tên, địa chỉ nơi mua, ngày mua... Các mẫu thu thập được gửi đi kiểm nghiệm ở các trung tâm đạt chuẩn quốc gia.
Chính xác vừa rồi trung tâm gửi đi kiểm nghiệm ở đâu?
Các mẫu được kiểm nghiệm tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, thuộc Tổng cục Đo lường chất lượng của Bộ Khoa học - Công nghệ.
Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, chúng tôi tổng hợp, báo cáo. Kết quả đã công bố dựa theo kết quả kiểm nghiệm, đảm bảo tính khoa học, chính xác và hoàn toàn không phải làm thủ công.
|
Lãnh đạo Sở Y tế, Sở Công thương TP.HCM và siêu thị cho rằng việc CESCON lấy mẫu, kiểm nghiệm và tự công bố là không đúng quy định pháp luật?
|
Nếu là cơ quan quản lý nhà nước, thì thường khi lấy mẫu phải có sự xác nhận của nơi lấy mẫu rồi niêm phong…, nhưng Cescon không phải là một cơ quan nhà nước. Chúng tôi làm với tư cách là Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
Căn cứ theo luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có hiệu lực thi hành, chúng tôi có quyền độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chúng tôi làm để đưa ra lời cảnh báo khi nhận thấy sản phẩm không đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, mà cụ thể ở đây là nhiễm chất làm trắng huỳnh quang độc hại. Luật không có chỗ nào quy định là buộc phải báo trước cho cơ quan A, B, C. Việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều sơ hở lắm nhưng việc gì liên quan đến sức khỏe, tính mạng hàng triệu người tiêu dùng, thì không thể nào im lặng được mà phải tìm cách cảnh báo xã hội. Đó là quan điểm của Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
Từ khi công bố kết quả đến nay, các sở ngành chức năng của TP có mời lãnh đạo CESCON đến trao đổi, phối hợp giải quyết?
Không hề có lời mời nào cả.
Trong tình huống các chợ, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, các cơ sở sản xuất khởi kiện vì cho rằng cách làm của Cescon thiếu cơ sở pháp lý, thì ông nghĩ sao?
Đó là quyền của họ. Chúng tôi không ngán chuyện bị kiện. Nếu họ thấy vấn đề gì đó hoặc quyền lợi hợp pháp của họ bị ảnh hưởng thì cứ kiện, chúng tôi không thể cản được và cũng không e ngại chuyện này.
Lấy mẫu bún, bánh phở kiểm nghiệm lại Ngày 26.7, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết, trước thông tin về một số cơ sở bị phát hiện có sản phẩm bún, bánh phở vi phạm chất lượng ATTP tại TP.HCM, lãnh đạo Cục đã đề nghị địa phương tiếp tục lấy mẫu tại các cơ sở này, xác định các sản phẩm đã được khắc phục hay vẫn tái phạm, mức độ vi phạm. Kết quả này sẽ được công bố công khai ngay khi có kết quả. Liên Châu |
Lại phát hiện mì sợi chứa hàn the cực độc Sáng 26.7, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm của TP.Biên Hòa (Đồng Nai) tiến hành kiểm tra tại chợ Biên Hòa và phát hiện nhiều mì sợi khô có chứa hàn the ở mức cực độc. Qua kiểm tra và lấy mẫu thử tại 10 sạp, phát hiện 6 cơ sở có bán mì sợi vàng khô có chứa hàn the ở mức đậm đặc. Số mì này không có nhãn mác, xuất xứ; tiểu thương nhập hàng qua giới thiệu của các thương lái. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản tiêu hủy gần 50 kg mì vàng có chứa hàn the. Kim Cương |
Đình Phú
(thực hiện)
>> Phản ứng gay gắt quanh vụ bánh hỏi, bánh ướt... “nhiễm độc”
>> Trung Quốc phát hiện ống hút chứa hóa chất độc hại
>> Trung Quốc phát hiện trứng vịt bách thảo được sản xuất bằng hóa chất độc hại
>> Lập 44 điểm thu gom bao bì hóa chất độc hại
>> Dùng hóa chất không rõ nguồn gốc sản xuất bún
>> Kiểm tra hóa chất tái chế bún
>> Xử phạt 2 cơ sở tẩy trắng bún bằng hóa chất
Bình luận (0)