Một tình nguyện viên Mỹ dạy các binh sĩ Ukraine cách sử dụng tên lửa Javelin tại một căn cứ ở đông nam Ukraine |
ảnh chụp màn hình the new york times |
Sau những quan ngại tại quốc hội Mỹ và cáo buộc của Nga về tình trạng buôn lậu vũ khí, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa hé lộ chương trình nhằm đảm bảo 17 tỉ USD vũ khí đã gửi đến Ukraine được đưa vào chiến sự chứ không phải thị trường chợ đen, theo tờ The New York Times ngày 28.10.
Giới chức Mỹ cho biết nhiều nội dung trong kế hoạch được triển khai từ mùa hè là bí mật và không thể công khai mà không ảnh hưởng đến các biện pháp cần thiết nhằm theo dõi đường đi của những vũ khí mà phương Tây đã cung cấp cho Ukraine.
Hé lộ chương trình của Mỹ nhằm tránh thất thoát vũ khí nhạy cảm ở Ukraine |
Thách thức chiến sự
Tài liệu dài 5 trang được đưa ra hôm 27.10 mô tả chương trình hỗ trợ thêm cho các nỗ lực của Ukraine trong việc kiểm soát vũ khí, như Kyiv đã cam kết thực hiện, bao gồm đào tạo cho lính biên phòng và giám sát chặt chẽ hơn vũ khí và đạn dược.
Tuy nhiên, tài liệu này còn ghi thêm: “chúng tôi thừa nhận rằng bản chất hỗn loạn của chiến đấu có thể khiến điều này trở nên khó khăn”.
Nỗi lo lắng về tình trạng buôn vũ khí đến tay các nhóm cực đoan, chính phủ đối nghịch hoặc quân đội Nga đã gia tăng hầu như ngay sau khi Mỹ và các đồng minh châu Âu bắt đầu cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine để đối phó chiến dịch của Nga.
Binh sĩ Ukraine với tên lửa Stinger |
ảnh chụp màn hình the new york times |
Các chuyên gia cho rằng hầu như không thể theo dõi mọi vũ khí hạng nhẹ, trong đó có các tên lửa vác vai như Javelin.
Giới chức Mỹ tin rằng những tên lửa, hệ thống phóng công nghệ cao và các vũ khí khác cung cấp cho Ukraine đã đến tiền tuyến và được sử dụng nhanh chóng. Họ còn lưu ý về những trường hợp bắt giữ những người Nga và một số người khác tìm cách buôn lậu súng trường, đạn dược và các vũ khí khác.
Tuy nhiên, các nghị sĩ Mỹ đề nghị giám sát nghiêm ngặt hơn. “Người nộp thuế ở Mỹ đáng được biết tiền của họ đang giúp Ukraine đối phó Nga hiệu quả ra sao”, thượng nghị sĩ John Kennedy phát biểu hồi tháng 5.
Mỹ sợ vũ khí gửi cho Ukraine rơi vào tay Nga
Thực hư vũ khí lọt ra ngoài
Vào tháng 7, tổ chức cảnh sát châu Âu Europol cho rằng làn sóng vũ khí gửi đến Ukraine có thể dẫn đến sự gia tăng việc buôn lậu các vũ khí, đạn dược vào EU thông qua những tuyến buôn lậu có sẵn hoặc trên mạng.
“Mối đe dọa này thậm chí còn cao hơn khi xung đột kết thúc”, Europol cảnh báo.
Cũng trong tháng đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho rằng lo ngại gia tăng về nguy cơ buôn lậu vũ khí chủ yếu là do chiến dịch tung tin sai lệch của Nga, trong khi Ukraine đã có những nỗ lực theo dõi.
Tuy nhiên, ông thừa nhận khả năng vũ khí có thể bị buôn lậu khỏi Ukraine đến các nước châu Âu và một số bị Nga chiếm được.
Kho vũ khí của Mỹ vơi đi vì Ukraine, cần nhiều năm để khôi phục |
Một quan chức cấp cao Mỹ mới đây cho hay nước này đã hay biết một trường hợp vũ khí bị buôn lậu ra khỏi Ukraine là trường hợp súng phóng lựu chống tăng sản xuất tại Thụy Sĩ nổ tung trong cốp một chiếc xe hơi cách Moscow chỉ 16 km.
Vụ nổ hồi tháng 5 khiến 1 sĩ quan về hưu của Nga bị thương. Sĩ quan này khi đó vừa mới trở về từ miền đông Ukraine. Quan chức trên đã tiết lộ về chương trình chống buôn lậu vũ khí của Nhà Trắng trước khi được công khai hôm 27.10.
Giám sát về lâu dài
Kế hoạch có tầm nhìn vượt khỏi nhu cầu chiến sự trước mắt và đến năm 2024, đồng thời đề xuất bổ sung nhân sự và nguồn lực tại Đại sứ quán Mỹ ở Kyiv trong những năm tới nhằm giám sát.
Chương trình chủ yếu tập trung vào những vũ khí vác vai, sát thương và công nghệ cao . Trong số đó có hơn 1.400 tên lửa phòng không Stinger và 8.500 tên lửa chống tăng Javelin mà Mỹ đã cung cấp.
Chuyên gia Nikolai Sokov tại Trung tâm Vienna về giải trừ và không phổ biến vũ khí (Áo) cho rằng lực lượng Ukraine và các quan chức khác khó có khả năng buôn lậu vũ khí mà họ vô cùng cần thiết trong chiến sự.
Chiến sự ở Ukraine chứng tỏ ưu thế của công nghệ phương Tây trước vũ khí Nga? |
Tuy nhiên, ông cho rằng không thể theo dõi các vũ khí hạng nhẹ như tên lửa vác vai trong chiến sự. Ông cũng cho biết chưa ghi nhận trường hợp nào có vũ khí lớn hơn như pháo hay bệ rốc két phóng loạt bị buôn lậu bởi Ukraine khỏi chiến sự và vào thị trường chợ đen.
“Nhưng khi tình hình không còn là sự tồn vong của quốc gia, chúng ta có thể thấy sự khôi phục của một số thủ đoạn. Do đó, sau khi giai đoạn xung đột kết thúc, cần có hệ thống theo dõi, giám sát hơn là thời điểm này”, ông nhận định.
Bình luận (0)