Ôm đồm quá nhiều mục tiêu cùng lúc
Một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM nhìn nhận: “Nhìn từ thực tế thì thấy nguồn giáo viên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của chương trình học hiện tại chứ chưa nói đến chương trình mới. Đặc biệt, rất nhiều môn học hiện tại còn thiếu giáo viên dạy cố định chứ chưa nói đến dạy theo yêu cầu tự chọn của học sinh (HS). Chính vì thế để HS tự chọn môn học có thể xem là mục tiêu xa chứ hiện tại chưa thể đáp ứng. Đây được xem là những khập khiễng cơ bản giữa nguồn lực đang có và mục tiêu xây dựng môn học để HS tự chọn”.
Hiệu trưởng một trường THPT tại Q.1 còn đề cập tới sự khác biệt về điều kiện giáo dục tại các địa phương. “Ở những vùng khó khăn, một trường có khoảng 3 - 4 điểm trường, HS ít, sẽ rất khác với giáo dục ở các thành phố lớn, dân nhập cư nhiều, sĩ số lớp học luôn quá tải. Do đó, quy định mục tiêu lớp học là 35 HS cần phải tính toán lại”.
Vị lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM nói trên cho rằng chương trình giáo dục phổ thông mới đề ra mục tiêu về phẩm chất, đạo đức, năng lực giáo dục HS là rất đúng và đều tốt cả. Tuy nhiên, để HS ngay lập tức hội đủ những mục tiêu này là điều không tưởng. Nguồn lực của giáo dục VN còn nhiều khó khăn như hiện tại thì chương trình chỉ nên soạn trong chu kỳ 10 năm. Trong 10 năm này đề ra những mục tiêu vừa sức như: về đạo đức thì HS biết tôn trọng pháp luật, về văn hóa biết kính trên nhường dưới, tuân thủ văn hóa xếp hàng, về kỹ năng đào tạo HS tốt nghiệp có thể mưu sinh, có khả năng làm việc, phát triển trong môi trường toàn cầu... Đặc biệt chương trình mới phải chú trọng dạy HS biết tự học và tự giáo dục.
tin liên quan
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Đến lúc không thể dạy và học như cũGS Đỗ Đức Thái, Tổng chủ biên chương trình môn toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới, chia sẻ: Đã đến lúc chúng ta phải thấy rằng không thể dạy và học như cũ nữa. Chúng ta thấy con em chúng ta quá khổ vì học…
Chương trình sẽ nặng nề hơn ?
Ông N.Đ.D (giáo viên Trường THPT Lê Hồng Phong, Q.5) chia sẻ: “Hầu hết HS sau khi kết thúc lớp 9 lên lớp 10 đều cảm thấy đây là một bước chuyển khá nặng nề. Nhiều HS giỏi lớp 9 nhưng khi lên lớp 10 cũng cảm thấy đuối. Vậy với quyết định kết thúc phần chương trình bắt buộc một số môn ở khối lớp 10 sẽ tạo thêm phần nặng nề cho khối lớp này. Đặc biệt, bản chất của chương trình giáo dục phổ thông hiện tại là kiến thức của 3 khối lớp 10 - 11 - 12 được phân bố đều như nhau. Vậy nếu kết thúc môn học bắt buộc ở khối lớp 10 thì kiến thức của 2 năm còn lại sẽ bị dồn vào chương trình lớp 10 hay là được đưa xuống cấp học dưới? Điều này dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ vẫn chưa thể hiện rõ”.
Tương tự, Nguyễn Thành Đạt (HS lớp 8 Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) lo lắng: “Theo em được biết thì chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ quy định một số môn học bắt buộc và một số môn tự chọn. Lúc này chúng em sẽ phải tự đăng ký môn học. Những môn học dạy tại trường thì không sao nhưng nếu môn nào trường không tổ chức được chúng em sẽ phải học tại nơi khác. Lúc này, em nghĩ việc học sẽ rất mệt mỏi”. Thêm vào đó Đạt cũng thắc mắc về lượng kiến thức sẽ phải học ở lớp 10 khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới có thể sẽ nặng hơn chương trình hiện tại.
tin liên quan
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Sẽ xét tốt nghiệp THPT thay vì thi?Hôm nay 12.4, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức họp báo công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Một giáo viên tại Q.1 cũng nêu ý kiến: “Những tưởng chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ nhẹ nhõm hơn nhưng với cách thể hiện trong dự thảo thì sẽ không có khác biệt nhiều. Thậm chí thực hiện không khéo, chương trình mới sẽ còn nặng nề hơn chương trình hiện tại”.
Giáo viên này cho rằng để không quá nặng nề thì cần chấp nhận phân kỳ việc soạn thảo chương trình phổ thông mới thành nhiều giai đoạn. Giai đoạn này chỉ nên kéo dài 10 năm. Trong 10 năm này cần cân nhắc huy động nguồn lực của toàn xã hội để giải quyết những vấn đề khó khăn. Thay vì nhất nhất phải thông qua thi cử, ngành giáo dục cần xem xét chấp nhận những chứng chỉ, những văn bằng có giá trị tương đương do các đơn vị ngoài ngành cấp”.
Ngoài ra, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng một số môn học hiện nay đang thiếu sự kế thừa, tiếp nối do việc soạn thảo chương trình rời rạc và không có sự liên thông. Chương trình mới cần cân nhắc để cải thiện nhược điểm này.
tin liên quan
Xuất hiện nhiều môn học mớiGiáo dục lối sống, cuộc sống quanh ta, thế giới công nghệ… là tên những môn học mới dự kiến được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Bình luận (0)