>> 108 phút bất tử của Gagarin
>> Gagarin - khuôn mặt điển hình của Liên Xô
Được phóng vào quỹ đạo trên chiếc phi thuyền Vostok 1 (Phương Đông 1) vào ngày 12.4.1961, người đầu tiên bay vào vũ trụ đã đánh dấu một chiến thắng vô cùng to lớn cho Liên Xô trong cuộc chiến tranh lạnh với Mỹ. Tuy nhiên, chuyến du hành 108 phút của Gagarin có sức ảnh hưởng sâu rộng và lớn lao hơn một chiến thắng chính trị thông thường.
Cho đến khi đó, con người chỉ nhìn một hướng từ bề mặt trái đất ra vũ trụ. Và thế rồi lần đầu tiên, có một người đã nhìn xuống trái đất từ bên ngoài. Ở trên đó, anh ta có thể suy ngẫm xa hơn những biên giới chính trị, như Gagarin đã nói trong niềm hãnh diện: “Tôi thấy Trái Đất. Nó đẹp tuyệt”.
|
Cathleen Lewis, người phụ trách chương trình vũ trụ quốc tế tại Viện bảo tàng Hàng không và Vũ trụ quốc gia Smithsonian ở Washington (Mỹ), nói với AFP nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Gagarin bay vào vũ trụ rằng ý nghĩa chuyến bay của Gagarin đã lớn hơn theo dòng thời gian.
Bà nói: “Một trong những lợi ích ngoài dự kiến của cuộc chiến tranh lạnh là chúng ta biết được trái đất chỉ là một hành tinh rất dễ tổn thương trong không gian xa xôi. Gagarin ngày nay được nhìn nhận nhiều hơn với tư cách là một người hùng của nhân loại. Những người theo bước ông ấy - các phi hành gia, cũng thế. Họ có chung một cách quan sát rằng đây là hành tinh Trái Đất và bạn chỉ có một lớp khí quyển mỏng manh bao bọc xung quanh nó, không có biên giới chính trị nào cả, nó chỉ là một hành tinh”.
Bị đối thủ của mình đánh bại, Mỹ gửi phi hành gia đầu tiên của mình là Alan Shepard lên vũ trụ vào ngày 5.5.1961, mặc dù chỉ đến ngày 20.2.1962, John Glenn mới trở thành người Mỹ đầu tiên hoàn thành một chuyến bay vòng quanh quỹ đạo trái đất.
Đến ngày 20.7.1969, Neil Armstrong đặt bước chân đầu tiên của nhân loại lên mặt trăng và Mỹ lấy lại vị thế dẫn đầu trong cuộc chạy đua vào không gian.
|
Giống như chuyến du hành của Gagarin, phi vụ Apollo 11 ban đầu được chào mừng như là một thành tựu quốc gia. Sau đó, nó cũng vô tình được mở rộng và chuyển tải cùng một thông điệp, nó cho thấy sự nhỏ nhoi của trái đất, nơi trú ẩn vô cùng quý giá trong sự vô tận của vụ trụ - một hình ảnh quá lớn lao đến nỗi những cuộc cãi vã về chính trị trở nên vụn vặt và nhỏ mọn.
6 năm sau đó, một phi thuyền Apollo của Mỹ đã lắp ghép với một chiếc Soyuz của Liên Xô trên quỹ đạo. Sự hợp tác quốc tế trong việc khám phá vũ trụ đã ra đời.
Ngoại trừ Trung Quốc, một "tay chơi" đơn độc gần đây, xu hướng hợp tác quốc tế ngày càng được tăng cường, bởi chi phí để đưa con người vào vũ trụ, giữ họ sống sót và mang trở lại trái đất một cách an toàn cao đến chóng mặt.
Ông Michel Tognini, một người Pháp từng 3 lần bay vào vũ trụ trong thập niên 1990 và hiện đứng đầu Trung tâm Phi hành gia châu u, phát biểu với AFP: “Nếu chúng ta trở lại mặt trăng vào một ngày nào đó, chúng ta sẽ không gửi 7 tên lửa cho 7 đối tác khác nhau trong một dự án, mọi người sẽ được chia sẻ".
Tổng giám đốc của Cơ quan Vũ trụ châu u Jean-Jacques Dordain nói thập niên 1960 là một phần của khúc cua nhận thức về cách thức con người có thể hợp tác với nhau.
“Giữa ngày 12.4.1961 và 20.7.1969, vũ trụ là một cuộc chạy đua”, ông Dordain nói. “Lợi thế của cuộc đua là nó đẩy bạn tiến tới phía trước thật nhanh. Song có điều đáng buồn là trong một cuộc đua, bạn dừng lại khi đã biết ai là kẻ chiến thắng. Thật đáng tiếc là hợp tác chậm hơn nhiều so với chạy đua. Cần phải có thời gian để việc hợp tác diễn ra song lợi thế của nó là nó sẽ kéo dài”.
Những cột mốc chinh phục vũ trụ của nhân loại 1957 Tháng 10: Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên - Sputnik 1. Ngày 3.11: Chú chó Laika trở thành động vật đầu tiên bay vào vũ trụ song nó đã chết trên vệ tinh Sputnik 2. 1958 Tháng 10: Mỹ thành lập Cơ quan Hàng không và Vũ trụ quốc gia (NASA). 1961 Tháng 4: Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vụ trụ, hoàn thành một quỹ đạo quanh trái đất. Tháng 5: Tổng thống Mỹ John Kennedy phát động chương trình Apollo vốn dự kiến sẽ đưa người lên mặt trăng vào cuối thập niên. Phi hành gia người Mỹ Alan Shepard bay một phần quỹ đạo trên tàu Mercury. 1962 Tháng 2: Phi hành gia người Mỹ John Glenn bay 3 vòng quanh trái đất. Tháng 8: Mỹ gửi tàu thăm dò lên sao Kim. Tháng 11: Liên Xô gửi tàu thăm dò lên sao Hỏa. 1963 Tháng 6: Phi hành gia người Liên Xô Valentina Tereshkova trở thành phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ. 1965 Tháng 3: Phi hành gia người Liên Xô Aleksei Leonov thực hiện chuyến đi bộ đầu tiên trong không gian. 1967 Tháng 1: Một vụ cháy bệ phóng khiến ba phi hành gia trên tàu Apollo 1 thiệt mạng. Tháng 4: Phi hành gia Liên Xô Vladimir Komarov thiệt mạng khi đáp xuống trái đất trên con tàu Soyuz 1. 1969 Tháng 7: Phi hành gia người Mỹ Neil Armstrong đặt bước chân đầu tiên của con người lên mặt trăng từ tàu Apollo 11. 1971 Tháng 4: Liên Xô đưa trạm không gian đầu tiên Salyut 1 lên vũ trụ. 1975 Tháng 5: Cơ quan Vũ trụ châu u được thành lập. Tháng 7: Một phi thuyền Apollo của Mỹ lắp ghép với phi thuyền Soyuz của Liên Xô trên quỹ đạo. 1979 Tháng 12: Châu u gia nhập cuộc chạy đua vào vũ trụ bằng cách phóng tên lửa Ariane. 1981 Tháng 4: Tàu con thoi Columbia của Mỹ thực hiện chuyến hành trình đầu tiên. Đây là phi thuyền đầu tiên có thể tái sử dụng. Sau đó đến lượt các tàu Challenger, Discovery, Atlantis và Endeavour. 1986 Tháng 1: Tàu Challenger nổ tung khi được phóng đi làm chết 7 phi hành gia. 1990 Tháng 4: NASA và Cơ quan vũ trụ châu u hợp tác phóng kính viễn vọng không gian Hubble. 1998 Tháng 11: Khởi động tiến trình xây dựng Trạm không gian quốc tế (ISS). 2001 Tháng 4: Triệu phú Mỹ Dennis Tito trở thành người đầu tiên thực hiện chuyến du lịch vào vũ trụ. 2003 Tháng 2: Tàu con thoi Columbia nổ tung trên bầu trời Texas, làm chết 7 phi hành gia. Tháng 10: Trung Quốc phóng vệ tinh Hằng Nga 1 bay quanh quỹ đạo mặt trăng. Tháng 9.2008, phi hành gia Trác Chỉ Cương thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên của người Trung Quốc trên phi thuyền Thần Châu 7. 2004 Tháng 9: Tỉ phú Anh Richard Branson thông báo kế hoạch thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên vào vũ trụ. 2008 Tháng 10: Ấn Độ phóng phi thuyền mặt trăng đầu tiên của mình tại trung tâm vũ trụ quốc gia. 2009 Tháng 2: Iran phóng vệ tinh tự sản xuất đầu tiên vào quỹ đạo. Một năm sau, nước này gửi động vật vào vũ trụ. 2010 Tháng 2: Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy bỏ kế hoạch đưa người Mỹ trở lại mặt trăng và chinh phục sao Hỏa. 2011 Tháng 2: Tàu con thoi trở lại mặt đất sau chuyến hành trình cuối cùng vào không gian trước khi ngừng hoạt động. Sau các chuyến hành trình cuối cùng của tàu Endeavour và Atlantis, Mỹ sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào các con tàu Soyuz của Nga để bay vào vũ trụ. |
Sơn Duân (Theo AFP)
Bình luận (0)