Chuyện chiếc tai nghe tại Olympic 2012

31/07/2012 16:54 GMT+7

(TNO) Máy nghe nhạc nhan nhản mọi nơi. Người ta đeo tai nghe ở ngoài đường, khi làm việc, đi chơi. Giờ đây, cả những vận động viên thể thao đỉnh cao vẫn đeo tai nghe trước khi thi đấu, đặc biệt là các kình ngư tại Olympic 2012. Hành động này bị nhiều người chỉ trích là xem thường người hâm mộ.

(TNO) Máy nghe nhạc nhan nhản mọi nơi. Người ta đeo tai nghe ở ngoài đường, khi làm việc, đi chơi. Giờ đây, cả những vận động viên thể thao đỉnh cao vẫn đeo tai nghe trước khi thi đấu, đặc biệt là các kình ngư tại Olympic 2012. Hành động này bị nhiều người chỉ trích là xem thường người hâm mộ.

>> Học sinh 15 tuổi giành HCV Olympic 2012
>> Tắt đài lửa Olympic 2012 để... di dời
>> Vé xem Olympic 2012: kẻ ăn không hết, người lần không ra

Michael Phelps nghe nhạc trước khi thi đấu ở Olympic 2012
Michael Phelps thường nghe nhạc trước khi thi đấu - Ảnh: Reuters

Kình ngư người Anh Ellen Gandy là một trong số ít vận động viên bỏ tai nghe ra để đắm mình trong tiếng vỗ tay ầm ầm của khán giả. Nhưng nhiều vận động viên bơi lội khác ít chào khán giả hơn. Thậm chí người ta còn thấy một vận động viên dự thi nội dung bơi tiếp sức đứng trên bục xuất phát và vẫn đeo tai nghe trong khi đồng đội ào xuống nước ở lượt bơi đầu tiên.

Và rồi, nhiều khán giả xem thi đấu cảm thấy ngạc nhiên khi quá ít tay bơi chào người hâm mộ, những người bỏ vài trăm bảng Anh để tận mắt chứng kiến họ thi đấu.

Alun Davies, một nhà tư vấn về web đã nói trên mạng xã hội Twitter rằng: "Là tôi thô lỗ hay các vận động viên bơi bước ra thi đấu mà vẫn đeo tai nghe? Bỏ nó ra 5 phút cũng được mà".

Giải thích cho "hiện tượng đeo tai nghe" trên tờ Independent, phát ngôn viên Dave Richardson của tuyển bơi lội Anh cho biết các vận động viên có quyền chuẩn bị thi đấu bằng bất kỳ cách nào, miễn là nó giúp họ có trạng thái tinh thần tốt nhất. Đó là sở thích cá nhân. Mốt số vận động viên thích nghe nhạc để ngăn tiếng ồn từ đám đông, số khác thì thích nghe để lấy tinh thần.

Chưa hết, các vận động viên đã đeo tai nghe nhiều năm rồi nhưng chuyện này trở nên thời thượng hơn khi họ chọn những loại tai nghe sặc sỡ dạng chụp trọn lỗ tai. Điều đó đồng nghĩa với việc họ dễ nhận ra hơn trước đây. Nhiều vận động viên còn đeo tai nghe trang trí cờ tổ quốc của họ.

Chuyện nổi giận với những chiếc tai nghe không gói gọn trong Olympic mà nó còn lan sang bóng đá chuyên nghiệp. Hai năm trước, chủ tịch câu lạc bộ Stade Brest làm sứt mẻ tình cảm với các cầu thủ của mình bằng lệnh cấm đeo tai nghe trong suốt thời gian đội nhà thi đấu chính thức.

Tuyển Olympic Brazil đến London dự Olympic 2012
Các cầu thủ Brazil như Pato (trước) cũng thường xuyên sử dụng tai nghe - Ảnh: AFP

Cựu đội trưởng tuyển Anh Paul Ince cũng mỉa mai phong trào tai nghe khi nói rằng: "Bạn nhìn thấy cầu thủ bước xuống xe buýt, đeo tai nghe. Nghệ thuật giao tiếp kiểu gì lạ vậy?".

Khi tuyển bóng đá Brazil đáp xuống phi trường Heathrow, dự Olympic 2012, họ được đông đảo người hâm mộ chào đón nhưng hầu hết vẫn đeo tai nghe và đi thẳng.

Song, vẫn có số ít người tỏ ra thông cảm và ủng hộ các vận động viên. Gerry Williams và vợ là Diane bay từ Quebec, Canada sang Anh để xem con trai mình (Charles Francis) thi đấu ở nội dung bơi 100m bướm. Charles lọt vào bán kết. Ông Gerry nói với phóng viên Independent: "Con tôi đã tập luyện trong sáu năm qua rồi. Nghe nhạc giúp nó giữ phong độ và tinh thần tốt nhất".

Kim Entrop cũng đi từ Hague (Hà Lan) sang xem bạn trai thi đấu bơi 100m bướm. Cô cho biết bạn trai mình thường nghe nhạc rap Hà Lan trước khi thi đấu. Trước câu hỏi liệu khi tai nghe bị hỏng có ảnh hưởng đến thành tích của bạn trai, Kim cười to và bảo rằng: "nếu thế thì anh ấy phải mua cái mới và thi đấu hết sức mình thôi".

Quốc Huy

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.