Nước rất quan trọng trong việc nhân sinh khối vi sinh
Bà Nguyên Thị Liên, người đã có rất nhiều trải nghiệm trong việc nhân nuôi vi sinh ứng dụng vào đời sống chia sẻ: Khi chúng ta làm vi sinh thì yêu cầu của nước phải sạch. Nước sạch là nước không có hại khuẩn, nước sôi để nguội, nước đóng chai...
Ở các thành phố lớn, người dân quen dùng nước máy nhưng những loại nước có dùng hóa chất để khử khuẩn thì lại không dùng được để nhân khối vi sinh. Vì thế, nếu muốn dùng loại nước này thì cần phơi cho nước bay hết chất Clo thì mới dùng được. Với kinh nghiệm của mình, bà Liên cũng cho biết nước kiềm thì không thể dùng để làm vi sinh. Nếu muốn dùng thì phải cân bằng cho pH khoảng 5 - 6.
Sau nhiều năm ứng dụng vi sinh vào đời sống, bà Liên nhận thấy việc này không chỉ giúp cho các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, cây cối tốt tươi, heo, gà, cá không có bệnh tật mà còn giảm đáng kể chi phí. Thực tế là từ khi áp dụng giải pháp vi sinh bản địa thì bà Liên đã tiết kiện được khá nhiều tiền chi phí cho việc nuôi cá koi – một loại cá được nhập về từ Nhật Bản và việc chăm sóc đòi hỏi khá khó khăn cho môi trường nước.
Dùng vi sinh khử khuẩn cống rãnh
Rãnh nước thải chảy ra sông Cà Lồ thuộc xã Phú Cường, H.Sóc Sơn, TP.Hà Nội chứa nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước của bể phốt của khoảng 200 đến 300 người thải ra. Mỗi lần người dân đi qua con mương phải đeo mấy lớp khẩu trang. Thấy vậy bà Liên đã nhân nuôi vi sinh đem ra xử lý dòng nước thải của con mương này.
Chỉ trong 36 tiếng, dòng nước thải đen ngòm đi qua 3 ống vi sinh đã giảm mùi hôi và nước cuối nguồn đã trong hơn.

Bà Nguyễn Thị Liên xử lý nước trong rãnh thải
Ảnh: MT
Bình luận (0)