Một số quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực tăng cường năng lực quân sự nhằm đối phó với những thách thức mới trong thế kỷ 21.
Những diễn biến đáng quan ngại vừa qua trên biển cùng với các nguy cơ an ninh truyền thống lẫn phi truyền thống được đánh giá là nguyên nhân khiến các nước Đông Nam Á củng cố và đẩy mạnh quốc phòng.
Indonesia tăng cường máy bay
Hãng thông tấn Antara của Indonesia đưa tin Mỹ ngày 8.12 tuyên bố sẽ giúp Indonesia tăng cường sức mạnh không quân bằng cách cung cấp 24 chiến đấu cơ phản lực F-16. Đại sứ Mỹ tại Indonesia Scot Marciel khẳng định: “Mỹ sẽ cung cấp các máy bay chiến đấu nhằm hỗ trợ nỗ lực cải thiện khả năng quân sự của chính phủ Indonesia. Loại máy bay F-16 đã được Mỹ cung cấp cho nhiều nước có nhu cầu và lần này là Indonesia”.
|
Nhà ngoại giao Mỹ cho biết dự kiến việc chuyển giao sẽ bắt đầu vào tháng 7.2014. Ông Marciel nhấn mạnh Indonesia cần có máy bay chiến đấu tiên tiến vì có lãnh thổ rất rộng lớn và một vị trí hết sức chiến lược. “Indonesia nên có công cụ chiến đấu tốt để duy trì và bảo vệ chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ”, ông Marciel nói. Trong thông tri về thỏa thuận bán chiến đấu cơ cho Indonesia trình quốc hội Mỹ, Lầu Năm Góc viết: “Việc bán máy bay như đã đề xuất sẽ đóng góp cho chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ bằng cách cải thiện an ninh của một đối tác chiến lược vốn đã và tiếp tục là lực lượng quan trọng ở Đông Nam Á”. Giới quan sát đánh giá, đây cũng là một động thái nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng Tây Thái Bình Dương.
Singapore tăng chi tiêu quốc phòng
Ấn - Úc bàn về biển Đông Ngày 8.12, vấn đề biển Đông đã được Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A K Antony và người đồng cấp Úc Stephen Smith thảo luận tại New Delhi, theo báo The Times of India. “An ninh và hợp tác hàng hải, biển Đông và biển Hoa Đông là một phần trong cuộc thảo luận giữa tôi và các lãnh đạo quốc phòng của Ấn Độ”, ông Smith nói. Ông cho biết 2 bên chia sẻ quan điểm rằng vì thịnh vượng, hòa bình và an ninh, cần có các tuyến đường biển tự do. Cộng đồng quốc tế và khu vực cần gắn lợi ích của mình trong những vấn đề này để tìm ra giải pháp thiện chí theo luật pháp quốc tế cho tranh chấp. Ấn Độ và Úc cũng đồng ý nâng cấp quan hệ hợp tác hải quân, mở đường cho cuộc tập trận chung đầu tiên giữa hai nước. |
Những kế hoạch của quân đội Singapore bao gồm thay thế 4 máy bay tiếp liệu trên không Boeing KC-135 và trực thăng đa dụng Eurocopter Super Puma. IHS Jane’s nhận định dù KC-46 A của Boeing có thể là sự lựa chọn lý tưởng, nhưng việc bán loại máy bay này trên thị trường quốc tế bị cấm đến năm 2018 nên có thể Singapore sẽ chọn A330 MRTT của Airbus trong một thỏa thuận được dự báo lên tới 1 tỉ USD. Các loại trực thăng Eurocopter EC725 Cougar và Sikorsky UH-60M có thể được mua để thay thế Super Puma, trong một thỏa thuận trị giá 650 triệu USD.
Ưu tiên của Malaysia
Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) đã xác định rõ ràng những ưu tiên của lực lượng này trong thời gian tới. Theo trang tin Flightglobal, trong khi nhiệm vụ chính của RMAF vẫn là bảo vệ lãnh thổ, lãnh đạo lực lượng này là tướng Rodzali Daud khẳng định: “Những vấn đề an ninh đã mở rộng ra những lĩnh vực mới như khủng bố, lãnh thổ chồng lấn, cướp biển...”.
Để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới, RMAF đang có kế hoạch mua 18 chiến đấu cơ đa năng và 4 ứng viên là Boeing F/A-18E/F Super Hornet, Dassault Rafale, Eurocopter Typhoon và Saab Gripen. Quyết định về thương vụ này có thể được đưa ra trong năm 2013 hoặc 2014. Quân đội Malaysia cũng đã công bố kế hoạch mua 4 máy bay tuần tra CN-235 do Indonesia sản xuất. North Sea Boat (NBS), một công ty khác của Indonesia cũng vừa đạt thỏa thuận với công ty nghiên cứu công nghệ composite Malaysia (CTRMCE) về việc đóng và kinh doanh tàu vũ trang cao tốc X2K.
Trùng Quang
Bình luận (0)