• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Chuyên gia chỉ cách xóa mù tài chính cá nhân

05/08/2020 08:51 GMT+7

Chỉ khi nào bạn có thể nói chuyện về tiền một cách thoải mái, bạn mới được “xóa mù” về tài chính cá nhân.

Tài chính cá nhân (TCCN) không chỉ là chuyện tiết kiệm đầu tư thế nào, chi tiêu ra sao, TCCN là chuyên tương lai của một cá nhân.

Anh Nguyễn Minh Nhật- nhà khai vấn (coach) và đào tạo tài chính cá nhân và tài chính gia đình cho biết: “TCCN cần đi từ cá nhân trước rồi mới đến tài chính. Chỉ như vậy cá nhân mới có được sự rõ ràng và an tâm với chuyện quản lý TCCN của mình, rồi dần dà đạt được những mục tiêu tài chính của mình mà không cần phải lo lắng hay chạy theo ai".

Nguyễn Minh Nhật - nhà khai vấn (coach) và đào tạo tài chính cá nhân, tài chính gia đình. Ảnh: NVCC   

Điều đặc biệt quan trọng trong việc thực hành kỹ năng tài chính dành cho cá nhân là phải có giao tiếp về tiền. Vì thế dù bạn rất am hiểu tài chính nhưng vẫn chưa thể nói chuyện về tiền một cách thoải mái và cởi mở thì bạn vẫn “mù” TCCN.

Nói chuyện về tiền trước hết là nói chuyện với bản thân, về những mong muốn thực sự của bản thân trong tương lai và hiện tại.

Tiếp đến là nói chuyện với người thân như cha mẹ, anh chị em trong nhà. Đừng mặc định chủ đề tiền khó nói, hãy thử đặt vấn đề theo cách đơn giản và gần gũi: hỏi cha mẹ về kế hoạch nghỉ hưu, xin ba mẹ chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài chính gia đình, đề nghị cha mẹ dạy cách quản lý chi tiêu… “Bạn chỉ có thể nói chuyện về tiền với người khác sau khi đã thực hành nói chuyện với người thân một cách thoải mái”, Minh Nhật cho biết.

Khi nói chuyện với bản thân về tiền cần tuân thủ nguyên tắc rõ chi: chi cho mục nào, chi cho ai, chi ở thời điểm nào và số tiền bao nhiêu? Hoàn thành được phần “cá nhân” này rồi, bạn sẽ biết rõ hiện trạng tài chính của bản thân, các mục tiêu trong tương lai đồng thời lựa chọn giải pháp thực hiện. Đó có thể là sự điều chỉnh để thay đổi lối sống, tìm cách tăng thu nhập, tiết kiệm, đầu tư…

Kế hoạch tài chính đi từ cuộc sống, đặt trong bối cảnh gia đình giúp giảm bớt những mâu thuẫn, rắc rối hoặc hạn chế được những cú sốc rủi ro. Bên cạnh đó, những mơ ước, mục tiêu sẽ được gia tăng cơ hội để thành tựu, những mối quan hệ có ý nghĩa sẽ thêm gắn bó, vững bền.

Thực hành quản lý TCCN cần sự can đảm đối mặt với tiền và thành thật với bản thân. Đổi lại, bạn có được sự an tâm và tự tin với tài chính cũng như trong cuộc sống của chính mình.

 

Top
Top