Chuyên gia: Công nghiệp ô tô Việt lợi thế nhất khi tham gia TPP

19/01/2016 06:02 GMT+7

Dù chia sẻ với truyền thông Malaysia về cơ hội vượt Thái Lan, Indonesia trong ngành công nghiệp ô tô nhưng chuyên gia của công ty tư vấn Frost & Sullivan vẫn khẳng định Việt Nam mới là nước có nhiều lợi thế nhất.

Dù chia sẻ với truyền thông Malaysia về cơ hội vượt Thái Lan, Indonesia trong ngành công nghiệp ô tô nhưng chuyên gia của công ty tư vấn Frost & Sullivan vẫn khẳng định Việt Nam mới là nước có nhiều lợi thế nhất.

Theo công ty tư vấn Frost & Sullivan, việc tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là một động thái tích cực cho ngành ô tô Malaysia. Việc trở thành một phần của hiệp ước thương mại 12 quốc gia sẽ tạo cho Malaysia lợi thế cạnh tranh như một trung tâm xuất khẩu phụ tùng ô tô trong khu vực ASEAN.

TPP mang lại nhiều cơ hội mở rộng hợp tác trong ngành công nghiệp ô tô
Phát biểu trước giới truyền thông, phó chủ tịch của Frost & Sullivan - Vivek Vaidya cho biết trong khi Thái Lan đã đi trước Malaysia về các hiệp định thương mại tự do (FTAs) với một số các hoạt động tích cực, TPP là tấm vé cho Malaysia đạt được một nền tảng vững chắc.
TPP sẽ giúp các công ty Malaysia tiếp cận thị trường, tạo cơ hội nâng cao các kỹ năng, chuyển giao công nghệ cũng như thúc đẩy sự mở rộng cho ngành công nghiệp này. Hiệp định thương mại sẽ giúp thành viên trong ngành công nghiệp ô tô Malaysia gia nhập vào các nước thuộc TPP - nơi chiếm 40% GDP toàn cầu mà không phải chịu thuế hoặc các rào cản khác.
"Các thành viên sẽ thấy rằng họ có lợi thế hơn Thái Lan, tuy nhiên trước hết họ cần thay đổi cách suy nghĩ. Họ phải thích ứng với cách thức hoạt động của các thị trường khác, không thể chỉ thực hiện kinh doanh như thường lệ mà phải có tính cạnh tranh rất cao" Vivek giải thích.
Vivek nói thêm rằng các thương hiệu như Mercedes-Benz, Honda hay các công ty gia công, sản xuất linh kiện có nhà máy tại Malaysia sẽ nhận được nhiều lợi thế khi nước này trở thành một phần của TPP. Sức hấp dẫn này đến từ những cơ hội mở rộng tiếp cận với các thị trường thành viên TPP.
Ngoài lắp ráp ô tô có thể đẩy mạnh sản xuất linh phụ kiện
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng khẳng định sẽ chưa thể thấy ngay những tác động của TPP đến ngành công nghiệp ô tô Malaysia trong năm nay hay năm tiếp theo. Vivek cho biết chúng ta sẽ thấy sự thay đổi từ sau năm 2018, nhưng đối với lĩnh vực ô tô, việc giảm thuế và loại bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ chỉ bắt đầu từ năm 2020.
Cũng trong chia sẻ của mình với truyền thông Malaysia, Vivek cho biết một thành viên khác trong khu vực cũng có lợi thế trong lĩnh vực ô tô khi gia nhập TPP là Việt Nam. Ông này khẳng định so với Malaysia Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều nhất bởi sự cạnh tranh hơn về lao động.
Có thể nói, không chỉ Malaysia, nhiều chuyên gia cũng kỳ vọng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ khởi sắc sau khi tham gia TPP cùng nhiều cơ hội vượt Thái Lan trong việc trở thành nhà cung cấp linh, phụ kiện cho các nhà sản xuất xe trong khối này. Tuy nhiên, TPP cũng để lại nhiều thách thức nếu ngành công nghiệp ô tô Việt không nhanh nhạy xoay mình, tăng tường tỉ lệ nội địa hóa cũng như sức mạnh của công nghiệp phụ trợ.

TPP hứa hẹn mang đến những mẫu xe có giá bán hấp dẫn hơn sau năm 2020
Đối với ngành công nghiệp ô tô, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do (FTAs) sẽ mang đến những chiếc xe rẻ hơn trong vài năm tới. Một nghiên cứu kinh tế do General Motors thực hiện cũng cho thấy việc loại bỏ các biện pháp phi thuế quan trong ngành công nghiệp ô tô trong khu vực ASEAN sẽ tạo ra khoảng 500.000 việc làm mới và nâng cao sản lượng kinh tế. Tuy nhiên, ít nhất trong tương lai gần chúng ta sẽ khó thấy được những tác động rõ ràng từ những hiệp định trên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.