Mặc dù dụi mắt có vẻ như là một phản xạ tự nhiên, nhưng về lâu dài, nó thực sự có hại, tờ Express thông tin.
Một chuyên gia đã cảnh báo không nên dụi mắt nhiều, vì dụi quá mức có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài.
Cô Sujata Paul, chuyên gia nhãn khoa tại Lenstore (Anh), cảnh báo: Nếu có dị vật, như lông mi hoặc hạt bụi bay vào mắt, dụi mắt có thể khiến dị vật làm trầy xước giác mạc.
Mặc dù hiếm gặp, một số vết trầy xước không được điều trị lâu ngày sẽ gây nhiễm trùng làm loét giác mạc.
Điều này dẫn đến nguy cơ để lại sẹo có thể ảnh hưởng đáng kể đến thị lực và cuối cùng dẫn đến mù lòa.
Chuyên gia Sujata giải thích: Dụi mắt cũng có thể làm phát sinh các bệnh nghiêm trọng hơn về mắt như keratoconus có thể gây hỏng giác mạc.
Ngoài ra, dụi mắt mạnh cũng có thể truyền vi trùng từ tay lên mắt và làm lây lan bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh tật.
Hơn nữa, một số người bị dị ứng ngứa mắt, khiến họ dụi mắt. Nghiên cứu cho thấy dụi mắt do dị ứng có thể làm tăng cảm giác ngứa dẫn đến cần phải dụi mắt nhiều hơn.
Chuyên trang sức khỏe Healthline giải thích: Nên tránh dụi mắt vì có thể làm hỏng mắt nếu dụi quá mạnh hoặc quá thường xuyên. Dụi mắt như vậy có thể làm hỏng thủy tinh thể hoặc giác mạc. Từ đó có thể dẫn đến suy giảm thị lực hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng, theo Express.
Keratoconus là gì?
Keratoconus là tình trạng giác mạc dần dần lồi ra ngoài, có khả năng dẫn đến mờ mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
Trong giai đoạn đầu, tình trạng này thường bị bỏ qua vì thị lực thường chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, có thể làm mỏng giác mạc, và làm mất độ trong suốt của giác mạc. Và trong những trường hợp rất nặng, có thể cần phải ghép giác mạc.
Cô Sujata khuyên hạn tốt nhất để tránh những rủi ro này tốt nhất nên hạn chế chạm tay vào mắt. Đồng thời, luôn giữ bàn tay sạch sẽ, nhằm ngăn vi trùng lây lan lên mặt và vào mắt, theo Express.
Bình luận (0)