Và việc đại tiện không đúng tư thế có thể gây ra nhiều rắc rối cho cơ thể, theo trang tin theindiaprint (Ấn Độ).
Từ thế kỷ 20 các bác sĩ Trung Âu đã phát hiện ra rằng những người dân ở nông thôn châu Phi rất ít gặp các vấn đề về dạ dày, trong khi ở Anh hoặc các thành phố khác, gặp những vấn đề này rất cao.
Chuyên gia nói gì về cách ngồi tốt nhất khi đi vệ sinh? |
Shuttesrtock |
Cuối cùng, họ đã biết một phần nguyên nhân là do sự khác biệt trong cách ngồi khi đại tiện của người dân nơi đây, dẫn đến dạ dày hoạt động tốt hơn.
Sau khi thực hiện rất nhiều cuộc khảo sát như vậy, các nhà khoa học còn nhận thấy người dân các nước phương Tây dành khoảng 114 đến 135 giây để đi đại tiện, trong khi ở các nước đang phát triển, người ta chỉ mất 50 giây.
Tiến sĩ Henri L. Bokus, bác sĩ tiêu hóa hàng đầu của Mỹ, trong cuốn sách về tiêu hóa Gastroenterology, đã nói rằng ngồi xổm, ép đùi vào sát bụng có thể là tư thế chính xác để đi đại tiện.
Nhà nghiên cứu người Israel, tiến sĩ Dov Sikirov, trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí về bệnh tiêu hóa journal Digestive Diseases and Sciences, cho biết tư thế ngồi xổm là tốt nhất để đi đại tiện, vì như vậy sẽ dễ thải sạch ruột hơn. Ở tư thế này, chân tạo một góc 35 độ với cơ thể, theo trang tin theindiaprint (Ấn Độ).
Theo chuyên gia Giulia Guerrini, Tổng giám đốc Công ty dược phẩm và chăm sóc sức khỏe Medino (Anh), có một "tư thế tốt nhất" để đi đại tiện.
Chỉ cần ngồi nghiêng thân trên về trước và đặt chân lên một chiếc ghế đẩu trước bồn vệ sinh |
Shuttesrtock |
Ngồi xổm luôn là tư thế tốt nhất vì nó giúp các cơ giãn ra và làm thẳng đường thoát của phân.
Vậy tư thế tốt nhất để đi đại tiện là gì?
Tất nhiên, bạn không cần phải thay đổi gì nhiều, chỉ cần ngồi nghiêng thân trên về trước và đặt chân lên một chiếc ghế đẩu trước bồn vệ sinh, bằng cách này, bạn sẽ tạo ra một góc hoàn hảo, chuyên gia Guerrini cho biết, theo nhật báo Express (Anh).
Các lỗi dễ mắc phải khác khi đi vệ sinh
Ngoài ra, thời gian đại tiện cũng ảnh hưởng đến sức khỏe không kém. Nếu quá 10 phút sẽ rất có hại cho sức khỏe. Chuyên gia Guerrini cảnh báo, ngồi lâu trên bồn vệ sinh sẽ gây thêm căng thẳng và áp lực cho tĩnh mạch ở phần thấp nhất của trực tràng, có thể làm phình các tĩnh mạch ở đó, gây ra bệnh trĩ.
Một sai lầm lớn khác mà bạn có thể mắc phải là “rặn” quá sức. Theo chuyên gia Guerrini, việc rặn và nín thở gắng sức khi khó đại tiện không chỉ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ mà còn có thể gây nứt hậu môn. Hãy bổ sung chất xơ và uống nhiều nước để khỏi phải “rặn” quá gắng sức.
Cuối cùng, một sai lầm khác là không chú ý đến mùi nước tiểu. Nếu mùi nồng, hôi và kèm theo màu sẫm và đục, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các vấn đề khác như bệnh gan hoặc rối loạn chuyển hóa, biểu hiện bằng sự thay đổi mùi nước tiểu.
Máu trong nước tiểu cũng có thể là một dấu hiệu chính. Dịch vụ y Y tế Quốc gia Anh khuyến cáo, tiểu ra máu cần phải được kiểm tra ngay, theo nhật báo Express (Anh).
Bình luận (0)