• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Chuyên gia thẩm mỹ Ánh nhật: Trái tim của người làm đẹp nằm ở đôi tay

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
03/02/2021 14:00 GMT+7

Tốt nghiệp Đại học rồi có một công việc rất thuận lợi trong lĩnh vực truyền thông – truyền hình và bỗng nhiên quyết định rẽ ngang sang học, làm nghề làm đẹp, chị Ánh Nhật khiến bạn bè, gia đình không khỏi ngỡ ngàng. Thế nhưng, chỉ khi nhìn chị say sưa làm nghề, nhìn những "tác phẩm nghệ thuật" dần hiện lên từ đôi bàn tay khéo léo của chị thì mọi người mới cùng thốt lên: chị sinh ra chính là để làm cái nghề đầy đẹp đẽ, nhân văn này…

Yêu cái đẹp nên khi làm nghề làm đẹp, Ánh Nhật cảm thấy nó gần gũi như chính cuộc sống của mình
Tốt nghiệp Đại học rồi có một công việc rất thuận lợi trong lĩnh vực truyền thông – truyền hình và bỗng nhiên quyết định rẽ ngang sang học, làm nghề làm đẹp, chị Ánh Nhật khiến bạn bè, gia đình không khỏi ngỡ ngàng. Thế nhưng, chỉ khi nhìn chị say sưa làm nghề, nhìn những tác phẩm dần hiện lên từ đôi bàn tay khéo léo của chị thì mọi người mới cùng thốt lên: chị sinh ra chính là để làm cái nghề đầy đẹp đẽ, nhân văn này…
Chuyên  gia thẩm mỹ Ánh Nhật nhận bằng khen trong liên hoan của ngành làm đẹp quốc tế tại Hàn Quốc
Chọn cho mình một cái “gốc” để trồng
Trò chuyện với phóng viên Thời Trang Trẻ, chị Ánh Nhật rất giản dị: chỉ cần, bạn chọn cho mình một thứ hạt giống tốt, là bạn sẽ có một cái cây tốt. Chỉ cần bạn biết cách chăm bón, thì cây đó sẽ cho một gốc vững vàng. Và, khi bạn đặt niềm tin vào cái cây đó thì cái cây đó sẽ phát triển, cho nhiều quả ngọt.
Là một phụ nữ Hà Nội, lớn lên bằng những nếp sống và quan niệm truyền thống đẹp đẽ nên khi chuyển nghề Ánh Nhật rất tự tin
PV: Chào chị, chuyển từ nghề truyền thông – truyền hình sang nghề làm đẹp, có… liên quan không?
Chuyên gia Ánh Nhật: Mình được sinh ra và lớn lên ở trong một gia đình gốc Hà Nội. Thế nên, từ nhỏ tới lớn, sâu trong tiềm thức và nếp sống của mình là những tinh hoa, đẹp đẽ nhất của cuộc sống. Tất cả chúng được ông bà, bố mẹ , họ hàng của mình chia sẻ, dạy dỗ, rèn giũa hàng ngày. Ăn không những phải ngon mà phải đẹp, phải tinh túy, phải có chất, có vị. Mặc không những phải đẹp mà còn phải phù hợp, thanh lịch, mới mẻ, thu hút. Chơi, không những phải vui mà còn phải có ý nghĩa, có dấu ấn lưu lại, có cảm xúc hân hoan, trân trọng đọng lại. Cái gì cũng vậy, không chỉ hời hợt bên ngoài mà luôn phải đa chiều và đặc biệt luôn ẩn chứa những giá trị về tinh thần hoặc ẩn chứa tính sâu sắc, nhân văn. Nói ra thì nghe mệt đúng không chị. Nhưng khi nó đã là thói quen, nếp sống thì lại nhẹ nhàng vô cùng, thậm chí, thiếu nó mình còn thấy… khó sống (cười). Ý mình nói liên quan chính là từ đó. Tự bản thân mình đã yêu cái đẹp, quen với cái đẹp, luôn mưu cầu cái đẹp rồi. Thế nên khi chuyển sang nghề làm đẹp, mình thấy thân thuộc vô cùng. Làm nghề mà như là làm những việc quen lắm, ở nhà mình vẫn làm mỗi ngày.
 
Tỉ mẩn, chăm chút từng động tác, nâng niu từng cảm xúc của khách hàng, Ánh Nhật khiến các khách hàng rất an tâm "chọn.. tay gửi mặt".
 PV: Theo chị, để yêu cái đẹp, song hành với cái đẹp và làm được nghề làm đẹp, theo chị, cần những tố chất hoặc điều kiện cần – đủ gì?
Chuyên gia Ánh Nhật: Cần khắt khe với bản thân mình. Mình “bị tiếng” là cầu toàn và kỹ càng quá. Thế nhưng, cái đẹp là sự hoàn mỹ. Khi bạn xuề xòa, dễ dãi bạn không thể đẹp lại càng không thể tinh tế được. Những người làm đẹp, yêu cái đẹp, thích cái đẹp đa phần là những người thích.. ngắm, thích quan sát chưa kể là họ đánh giá, so sánh với những cái khác – trong hiểu biết của họ. Hơn nữa, đó là những người chắc chắn có tiền, có chi tiêu cho cái đẹp, họ sẽ rất biết… “định giá” cũng như trân trọng đồng tiền của mình nên họ sẽ đòi hỏi khá kỹ. Trong con mắt như vậy, sự cẩu thả, dễ dãi sẽ bị… bung ra ngay. Nên tố chất đầu tiên của người làm đẹp là phải tự mình… làm khó mình, cầu toàn để đạt được độ kỹ, độ tinh tế cần thiết. Đây chính là cái tâm của người làm nghề. Mình vẫn luôn chia sẻ với đồng nghiệp, bạn bè và khách hàng là cái tâm của người làm đẹp chính là nằm ở đôi tay. Khi bạn đặt cái tâm ở đó, bạn sẽ kỹ càng và chịu khó trau dồi, tỉ mỉ kỹ năng, kỹ thuật của chính mình. Nó không chỉ làm khách hàng đẹp hơn mà còn làm chính bạn đẹp hơn bởi kết quả như ý. Tiếp đến là học hỏi, luôn luôn học hỏi. Quan niệm về làm đẹp thay đổi mỗi ngày, thế mới gọi là trào lưu, xu hướng làm đẹp mỗi năm mỗi khác. Bắt nhịp xu hướng là yếu tốt tiên quyết trong thời trang và làm đẹp. Nhất là với sự trợ giúp của khoa học ngày nay thì các công nghệ làm đẹp ngày càng tân tiến, hiện đại, nếu không học là sẽ bị tụt lùi. Cuối cùng là vấn đề sản phẩm. Điều này hơi tế nhị, nhưng mình nghĩ muốn đi lâu với nghề hãy lựa chọn những sản phẩm tốt cho khách hàng. Họ có vẻ đẹp bền, thật thì bản thân mình không những được tự hào, tin tưởng mà còn được bảo vệ sức khỏe. Bởi, các hóa chất trong sản phẩm càng ít thì những người tiếp xúc nhiều với sản phẩm là như người thợ bọn mình sẽ càng tránh được nguy cơ nhiễm hóa chất độc hại. Đã lựa chọn theo nghề làm đẹp – một nghề nhân văn thì đừng bao giờ nên đặt đồng tiền lên trước, lợi nhuận lên trước, khách hàng có thể chưa gặp nguy cơ gì nhưng chính người làm, người tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng trước….
Luôn nở nụ cười tươi khi đón khách nhưng cũng luôn nở nụ cười tươi bất kể cuộc sống thuận lợi hay khó khăn, đó là vẻ đẹp của thần thái, Ánh Nhật quan niệm vậy và sống như vậy.
Thương hiệu là tay nghề, là thử thách chính bản thân mình
PV: Và chị đã chọn cho mình cách khởi đầu như nào trong nghề, để đảm bảo những điều chị vừa chia sẻ?
Chuyên gia Ánh Nhật: Đây là những kỷ niệm rất ấm áp. Khi mình mới học nghề xong, có một cô bạn rất thân có nhờ mình sửa hộ các đường xăm cũ ở mày, mắt, môi. Trước đó, cô ấy có từng làm ở một cơ sở rất lớn, nổi tiếng. Thế nhưng sau mới đôi năm màu mực đã xanh lè, đường thêu thì bị lệch và lươm nhươm ra ngoài. Ca này rất khó ( cười). Cô ấy sợ đau, sợ hỏng nữa, liên tục nói, đòi cái này cái kia… Vừa làm, vừa vỗ về. Làm xong, mọi thứ vào nếp ngay, cô ấy gần như… choáng vì không nghĩ có thể sửa tốt và thay đổi nhiều đến thế. Tất nhiên, với người bạn và cũng là khách hàng này, phải kiên trì chỉnh sửa đến lần thứ 3 mới hoàn hảo hoàn toàn và đi vào ổn định. Như một cái duyên, sau đó bạn ấy giới thiệu mình những người khác và đặc biệt là vô tình nhiều khách đến cũng là nhờ sửa lại những chỗ khác đã hỏng. Tâm lý người làm ai cũng thích làm mới vì được sáng tạo vì được toàn tâm, toàn ý dễ đẹp hơn chứ không ai thích sửa cả. Thế nhưng mình lại thích. Bởi lúc này, niềm vui không chỉ là 1 mà là 3. Niềm vui được đẹp, niềm vui đã thoát khỏi cái xấu cũ và cả niềm vui về sự ngỡ ngàng. Cuối cùng, bao nhiêu khách đã đến mình, có đến phân nửa là sửa hỏng từ những chỗ khác. Phải căn cứ trên cái cũ mà tìm tòi, chỉnh trang là rất khó, đó là chưa kể có khách có di chứng, có vết sẹo cũ bị để lại do người thợ trước quá mạnh tay, quá ẩu. Thế nhưng mình lại thích. Bởi, với mình, làm nghề chính là để thử thách năng lực của chính mình không hẳn chỉ là thể hiện mình. Mình làm cái người khác không làm được, làm hỏng, cũng là cách để khẳng định tên tuổi, tay nghề của mình. Khởi đầu của mình bắt đầu như thế và mình rất tự hào vì cái tâm đã nằm ở đúng đôi tay, mang lại niềm vui cho những khách hàng thiếu may mắn.
Nếu tận tâm với công việc, thành quả đẹp của công việc chính là thứ trái ngọt nhất cuộc đời, Ánh Nhật chia sẻ
 PV: Chị có nhắc tới câu “vỗ về”, làm tôi chợt nhớ ra sự bất an của nhiều khách làm đẹp. Trong bối cảnh lộn nhộn hiện nay, hẳn sự bất an là không ít, chị có thể chia sẻ thêm?
Chuyên gia Ánh Nhật: Mình đã dùng đúng từ vỗ về. Bản chất của phụ nữ vốn đã hay lo, yếu đuối. Đến với mình là những khách hàng đã bị làm hỏng, họ còn lo lắng nhiều hơn, sợ bị xấu nhiều hơn. Thế nên quan điểm của mình làm việc là nhẹ nhàng, thân thiện, ngọt ngào để giúp họ bình tĩnh, tin tưởng hơn. Ai cũng sợ đau, thế nên, kỹ thuật viên nên kiên trì đi từng mũi kim mỏng, nhẹ, hạn chế tối đa nhất việc tác động lực lên khách hàng, không kích thích các cảm giác, khách đau ít cũng sẽ an tâm hơn. Việc này tuy lâu nhưng bù lại lại tốt về kỹ thuật ( vì đường di kim nhỏ, nhẹ, kỹ sẽ dễ đẹp và dễ thành khuôn chuẩn hơn) và cũng tốt hơn về tâm lý. Quan trọng nhất, người thợ kiên trì di kỹ thì khách sẽ không đau, không sưng, đây là điểm chị em thích nhất và họ cũng đánh giá mình cao nhất. Dưới góc độ của một người làm nghề, mình nghĩ là đạo đức nghề nghiệp rất quan trọng. Nếu mỗi kỹ thuật viên không cảm thấy đủ độ trân trọng, thân thiện với khách hàng thì nên thực hiện dịch vụ khác chứ không nên cứ làm bừa khiến khách hàng thêm sợ hãi, ấn tượng, họ cũng sẽ không quay lại lần sau. Hoặc mỗi kỹ thuật viên cũng biết dừng lại đúng lúc khi thấy trình độ tay nghề mình không đủ để làm đẹp cho khách hàng, không chuyên môn để sửa thì nên thẳng thắn không nhận khách mà tự trau dồi thêm, tránh ra những sản phẩm lỗi. 
Người thầy đầu tiên, cũng  là "người bạn lớn" đồng quan điểm trong cuộc sống và công việc của Ánh Nhật.
 PV: Và cuối cùng, sự đúc kết hay có thể nói là lời khuyên của chị dành cho độc giả Thời Trang Trẻ?
Chuyên gia Ánh Nhật: Hãy làm mọi việc như làm cho người thân của mình. Đó là chia sẻ của mình với các bạn đồng nghiệp. Còn với các khách hàng, mình chỉ có chút lưu tâm nhanh là như này: Làm đẹp là nhu cầu luôn được con người quan tâm và chú ý đến. Đặc biệt là trong lĩnh vực Phun Xăm - Thẩm Mỹ thì đại đa số là chị, em phụ nữ. Để làm ra được một sản phẩm đẹp bao gồm rất nhiều yếu tố. Nhưng có một vài yếu tố then chốt: cơ sở uy tín được cấp phép hành nghề, tay nghề của kỹ thuật viên quyết định sự thành công của sản phẩm, mực có xuất xứ rõ ràng, nguồn gốc thảo mộc không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, thân thiện với cơ thể con người. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mực kém chất lượng. Trong mực có các thành phần hoá học và kim loại. Các chất này có thể ngấm qua da đi vào cơ thể gây độc hại đến gan, phổi, hệ miễn dịch. Mực có kim loại thường dễ nhoè, bệt mầu và bám trên da rất khó phai. Vì vậy, nhiều khách hàng lầm tưởng “ mực bền, khó phai là mực tốt”, nhưng thật ra không phải. Có rất nhiều tai nạn trong phun thêu thẩm mỹ như: do tay nghề và trình độ của chuyên viên, do thiếu an toàn y tế trong Phun Xăm - phòng sử dụng Phun xăm phải được vô trùng khử khuẩn, kỹ thuật viên phải đeo khẩu trang tránh bệnh truyền nhiễm hoặc dụng cụ liên quan: máy, mực, kim, ngòi, bông, chum mực... không được tiệt trùng và sử dụng cho nhiều khách… Hoặc, kỹ thuật viên, chuyên gia không có chuyên môn về da ( từng loại da và độ tuổi của từng khách hàng ảnh hưởng nhiều đếnquyết định đến việc sẽ sử dụng Công nghệ và mầu mực, kiểu dáng nào cho khách hàng). Bên cạnh đó, chị em lưu ý là: phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú. Ng bị huyết áp cao, tiểu đường., những người sử dụng chất kích thích như rượu, bia… Chăm sóc sau phun xăm, dặm lại cho khách cũng rất quan trọng
Mỗi phụ nữ là một bông hoa, nếu người phụ nữ ấy yêu cuộc sống, yêu công việc và biết cách làm cho mọi việc thuận lợi hơn, thì chính bản thân họ là một bông hoa mãi tươi, mãi đẹp, Ánh Nhật tâm sự như vậy.
 
 
Top
Top