(TNO) Xung quanh Ánh Viên có nhiều câu chuyện thú vị mà chúng tôi được nghe kể lại từ ông Lâm Quang Thành - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, người đã từng giữ vai trò trưởng đoàn thể thao Việt Nam ở nhiều đại hội mà Viên cũng là một thành viên trong ấy.
HLV Đặng Anh Tuấn và Ánh Viên tại SEA Games 28 - Ảnh: Khả Hòa
|
HLV Đặng Anh Tuấn xin mấy lần, Ánh Viên khi ấy đang đầu quân cho Trung tâm TDTT Quốc phòng 4, Quân khu 9 mới được gọi bổ sung vào đội tuyển bơi Việt Nam vào cuối năm 2010. Cuối năm 2011, Viên lần đầu tham dự SEA Games 26 tại Indonesia và thành tích là… trắng tay.
Ông Thành kể: “15 tuổi thi đấu ở sân chơi lớn tầm khu vực như SEA Games vẫn là hơi quá sức với Viên. Nhưng Tổng cục TDTT không phải thế mà bi quan. So với những đối thủ cùng khu vực, Viên trẻ và kinh nghiệm còn non hơn rất nhiều. Nhưng tố chất thì phải nói là tuyệt vời. Vì thế, chúng tôi đã quyết định đưa Viên vào danh sách những VĐV tài năng, cần đầu tư trọng điểm và đầu tư dài hơi”.
Chỉ ít lâu sau đó, ngành thể thao đã triệu tập một vài cuộc họp quan trọng, chỉ bàn về việc Ánh Viên sẽ được chăm sóc ra sao, tập huấn thế nào, tiền nong ai chi và bao nhiêu thì đủ?
Khi ấy bóng đá là một trong những môn “ngốn” nhiều tiền ngân sách nhất cho những chuyến tập huấn nước ngoài của các đội tuyển. Nhưng lãnh đạo ngành đã “đập bàn” một cái, và quyết: “Không thể không rót tiền tỉ cho Viên tập huấn nước ngoài. Khoản kinh phí, ngành sẽ cùng bàn với với Bộ Quốc phòng để cùng chia lửa”.
Ông Thành kể: “15 tuổi thi đấu ở sân chơi lớn tầm khu vực như SEA Games vẫn là hơi quá sức với Viên. Nhưng Tổng cục TDTT không phải thế mà bi quan. So với những đối thủ cùng khu vực, Viên trẻ và kinh nghiệm còn non hơn rất nhiều. Nhưng tố chất thì phải nói là tuyệt vời. Vì thế, chúng tôi đã quyết định đưa Viên vào danh sách những VĐV tài năng, cần đầu tư trọng điểm và đầu tư dài hơi”.
Chỉ ít lâu sau đó, ngành thể thao đã triệu tập một vài cuộc họp quan trọng, chỉ bàn về việc Ánh Viên sẽ được chăm sóc ra sao, tập huấn thế nào, tiền nong ai chi và bao nhiêu thì đủ?
Khi ấy bóng đá là một trong những môn “ngốn” nhiều tiền ngân sách nhất cho những chuyến tập huấn nước ngoài của các đội tuyển. Nhưng lãnh đạo ngành đã “đập bàn” một cái, và quyết: “Không thể không rót tiền tỉ cho Viên tập huấn nước ngoài. Khoản kinh phí, ngành sẽ cùng bàn với với Bộ Quốc phòng để cùng chia lửa”.
Có bữa vừa tập Viên vừa khóc - Ảnh: Thanh Bình
|
Đầu năm 2012, hai thầy trò Viên bay sang Mỹ tập huấn - coi như bước đột phá cho thể thao Việt Nam. Chưa bao giờ, chỉ một VĐV trong nước được “cõng” trên vai khoản tiền lớn đến như vậy (hơn 3 tỉ đồng) để ra nước ngoài luyện tập. Viên được đăng ký khoác áo CLB St Augustine và là người Việt Nam duy nhất tập ở một trong những CLB chuyên về bơi lội nổi tiếng của Mỹ.
Các chuyên gia Mỹ khen Viên có thể hình đẹp nhưng… chê cô mắc quá nhiều khuyết điểm về kỹ thuật. Từ khâu xuất phát, cách đạp chân, cách thở, và thậm chí chê Viên còn chưa biết thả lỏng đúng cách.
Nói tóm lại, việc đào tạo Viên được tiến hành gần như lại từ đầu. May mà một loạt những thao tác bơi cũ kỹ chưa kịp “thấm” vào Viên nên Viên tiếp nhận kiến thức mới rất nhanh. Không giống với ở Việt Nam, các bể bơi thường đặt trong nhà và mùa đông có nước nóng. Tại Mỹ, bể bơi đặt ngoài trời và vào mùa đông, nước lạnh như cắt da cắt thịt.
Có dám nghỉ một buổi nào không? Dĩ nhiên, không dám rồi, kể cả khi nhiệt độ xuống rất thấp. Có bữa vừa tập Viên vừa khóc thút thít. Nhưng chuyên gia không cho nghỉ. HLV Đặng Anh Tuấn càng không cho cô nghỉ (Chuyện bên lề về thấy Tuấn: Hiệp hội thể thao dưới nước Mỹ có những quy định rất ngặt nghèo là muốn vào được khu vực Viên bơi và xuống bể với trò, bắt buộc phải có bằng đào tạo chuyên nghiệp do Mỹ cấp. Nếu không chỉ được phép đứng ngoài mà thôi. Ông đã lao vào học hành rất chăm chỉ và cuối cùng cũng được trao bằng).
Các chuyên gia Mỹ khen Viên có thể hình đẹp nhưng… chê cô mắc quá nhiều khuyết điểm về kỹ thuật. Từ khâu xuất phát, cách đạp chân, cách thở, và thậm chí chê Viên còn chưa biết thả lỏng đúng cách.
Nói tóm lại, việc đào tạo Viên được tiến hành gần như lại từ đầu. May mà một loạt những thao tác bơi cũ kỹ chưa kịp “thấm” vào Viên nên Viên tiếp nhận kiến thức mới rất nhanh. Không giống với ở Việt Nam, các bể bơi thường đặt trong nhà và mùa đông có nước nóng. Tại Mỹ, bể bơi đặt ngoài trời và vào mùa đông, nước lạnh như cắt da cắt thịt.
Có dám nghỉ một buổi nào không? Dĩ nhiên, không dám rồi, kể cả khi nhiệt độ xuống rất thấp. Có bữa vừa tập Viên vừa khóc thút thít. Nhưng chuyên gia không cho nghỉ. HLV Đặng Anh Tuấn càng không cho cô nghỉ (Chuyện bên lề về thấy Tuấn: Hiệp hội thể thao dưới nước Mỹ có những quy định rất ngặt nghèo là muốn vào được khu vực Viên bơi và xuống bể với trò, bắt buộc phải có bằng đào tạo chuyên nghiệp do Mỹ cấp. Nếu không chỉ được phép đứng ngoài mà thôi. Ông đã lao vào học hành rất chăm chỉ và cuối cùng cũng được trao bằng).
Để bù lại cho những buổi tập với cường độ cao, khẩu phần ăn của Ánh Viên luôn chứa nhiều calories hơn gấp 3-4 lần so với mức trung bình của người bình thường - Ảnh: Vinh Phú
|
Rồi cô được tung vào những giải đấu do Mỹ tổ chức. Tuy chỉ là giải địa phương nhưng có hàng nghìn VĐV tham dự, trong đó có những giải mà Liên đoàn bơi thế giới đã đưa vào hệ thống thi đấu chính thức mỗi năm. Viên thành công cũng có, thất bại cũng có - và dù thất bại hay thành công cũng đều mang lại cho cô quá nhiều trải nghiệm. Và cả những giọt nước mắt nữa.
Năm 2015, Viên chuyển sang CLB nổi tiếng khác của Mỹ là Ebiscobal và đang được dẫn dắt bởi chuyên gia Cray Anthony Teeters. Chuyên gia sinh năm 1950 này từng làm trợ lý, người trực tiếp hướng dẫn các VĐV và thực hiện chương trình huấn luyện của ông Gregg Troy - HLV trưởng CLB Gator nằm trong top 10 CLB tốt nhất của Mỹ,
Ông Teeters đã cùng HLV Troy từng tham gia huấn luyện hơn 90 VĐV đoạt huy chương các loại tại Olympic, trong đó, có những VĐV xuất sắc như Elizabeth Beisel - được đánh giá là nữ kình ngư số 1 nước Mỹ, Ryan Lochte - kình ngư số 2 nước Mỹ, sau Michael Phelps (trước khi Phelps giải nghệ).
Khoản tiền đầu tư dành cho Viên tịnh tiến sau mỗi năm. 3 tỉ đồng trong năm 2012, 5 tỉ đồng năm 2013, 6 tỉ đồng cho năm 2014 và năm nay lên đến gần 7 tỉ đồng. Thành tích cũng tăng tỷ lệ thuận: SEA Games 26, Viên đoạt 3 HCV, Thế vận hội Olymic trẻ: 1 HCV và SEA Games 28 thì số HCV cứ ngỡ như trong mơ (lời ông Thành). Cô cũng đã đạt chuẩn A dự Thế vận hội.
Ánh Viên tại SEA Games 27 - Ảnh: Khả Hòa
|
Viên được cựu trưởng đoàn dành cho những lời trìu mến: “Ngoài đời, Viên tồ tề, hồn nhiên, dễ gần, đúng tính cách của con người sông nước miền Tây. Nhưng bước vào thi đấu, Viên gần như khác hẳn. Tôi chưa thấy ở Viên bất kỳ sự sợ hãi, mặc cảm nào khi phải đối đầu với những VĐV “thứ dữ” của thế giới. Viên ngưỡng mộ kình ngư thượng thặng Michael Phelps nhưng nói với chúng tôi rằng, kể cả nếu phải thi đấu với anh ấy, con cũng không run sợ”.
Ông Thành bảo, con bé Viên thích ăn đồ nướng. Nên cứ mỗi đại hội thể thao mà Viên giành huy chương, ông trưởng đoàn lại có phần thưởng đậm màu sắc ấm thực: Nè con, hôm nay bác chiêu đãi con món nướng thật ngon nghen!
còn tiếp
Bình luận (0)