(TNO) Đồng bào thiểu số Ja Rai, Ba Na, Xê Đăng… ở tỉnh Kon Tum đang lưu giữ những cái ghè có từ hàng trăm năm. Họ xem đó là báu vật của gia đình và xung quanh mỗi cái ghè quý là những câu chuyện lạ kỳ, bí ẩn…
Ghè TBrung của già làng A Heh
|
Đến nhà già làng A Heh ở làng Đông Hưng, xã Ya Xier, huyện Sa Thầy (Kon Tum), tôi được dẫn vào tận… buồng ngủ xem mấy cái ghè thiêng ở đây. Hai tay mân mê, mắt như bị cái ghè với nhiều hoa văn sặc sỡ thu hồn, già làng A Heh bảo đây là ghè TBrung, quý nhất của tất cả các ghè quý của người Ja Rai.
Ông không biết nó có mấy trăm năm rồi, nhưng lúc mới 20 tuổi, A Heh đã nhận ghè này. Và, đến nay đã 50 năm, già A Heh không rời cái ghè này. “Cha tao kể lại, cái ghè TBrung này đổi 40 con trâu chứ không ít”, A Heh kể.
Ngỡ là nghe nhầm, nhưng hỏi lại thì già A Heh vẫn “trước sau như một”. “Bây giờ, nếu bán thì bao nhiêu?”, tôi hỏi. “Khoảng 40-50 triệu đồng, nhưng không bán đâu. Hồi trước tao có 3 cái, để cho Bảo tàng tỉnh Kon Tum 2 cái rồi, cái này giữ lại thôi. Ở cái xã Ya Xier này, chỉ còn đếm đầu ngón tay loại ghè này thôi”, ông nói.
Già A Heh bảo, nói là vật gia truyền, nhưng cha muốn truyền cho con, hay anh cho em thì con (hay em) phải làm một con trâu hoặc một con bò “hết lớn” mới được giữ nó.
Mang chuyện cái ghè đổi 30-40 con trâu kể cho A Huynh (30 tuổi) ở làng Chót, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy (Kon Tum) nghe, anh bảo đó là việc có thật. “Nhà mình có cái ghè cao khoảng trên 20 cm thôi, cha mình là A Đới phải đổi cả một con voi đó!”.
Mang chuyện cái ghè đổi 30-40 con trâu kể cho A Huynh (30 tuổi) ở làng Chót, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy (Kon Tum) nghe, anh bảo đó là việc có thật. “Nhà mình có cái ghè cao khoảng trên 20 cm thôi, cha mình là A Đới phải đổi cả một con voi đó!”.
Ghè Dang đòi ăn… dê của già làng A Thưh
|
Theo già làng A Heh, những loại ghè quý này thường để trên đầu sát chỗ ngủ, hoặc vào nhà sàn, thấy một dãy ghè bày ở sát tường nhà, thấy ghè nào để ở giữa thì đó là ghè quý nhất. Bây giờ ai không có nhà sàn thì những cái ghè quý này cũng phải để trong buồng ngủ của chủ gia đình.
Với người Ja Rai, loại ghè quý hàng trăm năm có rất nhiều loại, trong đó thuộc hàng quý hiếm nhất là ghè TBrung, kế cận là ghè Dang và ghè Toăng. “Hai loại này ngày trước đổi chỉ từ 8 đến 15 con trâu thôi”, A Heh giải thích.
Trong những năm tháng chiến tranh, đồng bào Ja Rai có thể bỏ nhà, bỏ gạo, bỏ những vật dụng khác trong nhà nhưng với những cái ghè này thì lúc nào cũng mang bên mình, hoặc trước khi chạy giặc, tìm cất ghè cho thật kỹ.
Ngày xưa, những ghè quý này chỉ có tộc họ, nhà giàu có mới sử dụng, còn họ hàng nghèo không bao giờ có. “Nhà nghèo thấy nó ngoài đường cũng không dám lượm. Sợ bị nghi là ăn cắp, bị đền là không bao giờ trả nỗi, phải làm nô lệ trả nợ cả đời thôi”.
Muốn sờ phải… cúng
Nhớ hôm xem ghè tại nhà A Heh, tôi muốn sờ xem cảm giác như thế nào, nhưng chỉ vừa… ngỏ lời thôi đã mất hứng. “Người ngoài không được sờ vào ghè đâu. Ở nhà này, chỉ mình già này được sờ, lau chùi nó thôi”, già A Heh giải thích.
Theo quan niệm của người Ja Rai, những ghè quý luôn có “Yàng” linh thiêng của nó. Bởi đó là nơi thần linh trú ngụ và che chở, phù hộ cho gia đình. Vì vậy mỗi năm chỉ khi nào làm lễ hội của gia đình và của làng, chủ nhà mới mang ghè ra ngoài. Khi đó mọi người mới chiêm ngưỡng và sờ vào ghè.
Còn ngày thường, ai sờ vào ghè thì sợ nó nổi giận, do vậy ít nhất phải cúng một con dê để Yàng ghè chấp thuận. Cán bộ văn hóa xã Ya Xier, anh A Yh bảo ngay bản thân anh cũng chẳng mấy khi được “sờ” ghè của đồng bào địa phương, bởi đó là phong tục hay đồng bào còn lưu giữ thì mình phải trân trọng.
Theo A Yh, tục cúng ghè thiêng đến nay xứ này cũng còn giữ. Ấy là chủ của ghè thiêng nằm ngủ mơ, thấy Yàng về bảo cúng ghè là chủ nhà tất bật lo ngay. Những ai giàu có thì lo mua trâu đen, còn không thì cúng dê đen, heo đen, gà đen. Sau khi đưa gia súc về ở cột ở nhà, nuôi vỗ béo khoảng một tuần sau đó mới làm lễ cúng ghè thiêng.
Khoảng thời gian này, gia đình đi đặt hoặc nấu loại rượu ghè (rượu cần) vào loại ngon nhất. Đến ngày cúng ghè thiêng, chủ gia đình trực tiếp đưa ghè ra lau chùi sạch sẽ, sau “xin phép” ghè để đổ rượu vào bên trong, còn bên ngoài thì lấy tiết dê (hoặc heo, gà) bôi lên ghè thiêng, lấy gan, bao tử gia súc… mắc vào 4 tai ghè (có ghè có đến 6 và 8 cái tai như thế).
“Làm vậy là để ghè mát mẻ, phù hộ cho gia đình không đau ốm, thuận hòa, làm ăn phát đạt và mau có tiền để mua được… nhiều ghè quý nữa”, già A Heh bảo. Tuy nhiên, lễ tục cúng ghè có khi một năm vài ba lần, nhưng có khi 3-4 năm mới làm một lần, tùy theo Yàng sai bảo khi… ngủ mơ.
Ấy là với lễ cúng ghè của gia đình, còn trong các lễ hội cúng thần linh, dân làng đưa ghè thiêng ra các nhà rông… chứng kiến. Theo các già làng ở Ya Xier, hội lớn nhất là làm cặp trâu đen - trâu trắng, cặp dê đen - dê trắng, cặp heo đen - heo trắng và gà đen - gà trắng. Những lễ hội này, ghè thiêng cao gần 1 mét, đường kính bụng ghè ít nhất phải 50-55cm. Trên các ghè này thường có hình con rồng, con hạc đắp nổi lên, hoặc hình các muôn thú chim, hổ phù ở tai ghè.
Theo đó, dù làm lễ hội làng hay gia đình cúng ghè thiêng, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum phải đưa gia súc về trước, sau đó mới đưa rượu ngon về. Nếu đưa rượu về trước, Yàng ghè sẽ không đồng ý, sẽ không phù hộ cho làng, cho gia đình.
Những cái ghè kỳ lạ
Đi “mục sở thị” những ghè thiêng đầy bí ẩn, anh A Yh bảo những cái ghè quý luôn được đồng bào bày nơi sạch sẽ nhất trong nhà, xung quanh nó không được treo quần áo, đồ vật dơ bẩn ở gần. Thế nhưng do phong tục cúng ghè nên có không ít cái ghè... dở chứng, đòi “ăn” liên tục, nhiều gia đình… phải khổ với nó.
Còn ngày thường, ai sờ vào ghè thì sợ nó nổi giận, do vậy ít nhất phải cúng một con dê để Yàng ghè chấp thuận. Cán bộ văn hóa xã Ya Xier, anh A Yh bảo ngay bản thân anh cũng chẳng mấy khi được “sờ” ghè của đồng bào địa phương, bởi đó là phong tục hay đồng bào còn lưu giữ thì mình phải trân trọng.
Theo A Yh, tục cúng ghè thiêng đến nay xứ này cũng còn giữ. Ấy là chủ của ghè thiêng nằm ngủ mơ, thấy Yàng về bảo cúng ghè là chủ nhà tất bật lo ngay. Những ai giàu có thì lo mua trâu đen, còn không thì cúng dê đen, heo đen, gà đen. Sau khi đưa gia súc về ở cột ở nhà, nuôi vỗ béo khoảng một tuần sau đó mới làm lễ cúng ghè thiêng.
Khoảng thời gian này, gia đình đi đặt hoặc nấu loại rượu ghè (rượu cần) vào loại ngon nhất. Đến ngày cúng ghè thiêng, chủ gia đình trực tiếp đưa ghè ra lau chùi sạch sẽ, sau “xin phép” ghè để đổ rượu vào bên trong, còn bên ngoài thì lấy tiết dê (hoặc heo, gà) bôi lên ghè thiêng, lấy gan, bao tử gia súc… mắc vào 4 tai ghè (có ghè có đến 6 và 8 cái tai như thế).
“Làm vậy là để ghè mát mẻ, phù hộ cho gia đình không đau ốm, thuận hòa, làm ăn phát đạt và mau có tiền để mua được… nhiều ghè quý nữa”, già A Heh bảo. Tuy nhiên, lễ tục cúng ghè có khi một năm vài ba lần, nhưng có khi 3-4 năm mới làm một lần, tùy theo Yàng sai bảo khi… ngủ mơ.
Ấy là với lễ cúng ghè của gia đình, còn trong các lễ hội cúng thần linh, dân làng đưa ghè thiêng ra các nhà rông… chứng kiến. Theo các già làng ở Ya Xier, hội lớn nhất là làm cặp trâu đen - trâu trắng, cặp dê đen - dê trắng, cặp heo đen - heo trắng và gà đen - gà trắng. Những lễ hội này, ghè thiêng cao gần 1 mét, đường kính bụng ghè ít nhất phải 50-55cm. Trên các ghè này thường có hình con rồng, con hạc đắp nổi lên, hoặc hình các muôn thú chim, hổ phù ở tai ghè.
Theo đó, dù làm lễ hội làng hay gia đình cúng ghè thiêng, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum phải đưa gia súc về trước, sau đó mới đưa rượu ngon về. Nếu đưa rượu về trước, Yàng ghè sẽ không đồng ý, sẽ không phù hộ cho làng, cho gia đình.
Những cái ghè kỳ lạ
Đi “mục sở thị” những ghè thiêng đầy bí ẩn, anh A Yh bảo những cái ghè quý luôn được đồng bào bày nơi sạch sẽ nhất trong nhà, xung quanh nó không được treo quần áo, đồ vật dơ bẩn ở gần. Thế nhưng do phong tục cúng ghè nên có không ít cái ghè... dở chứng, đòi “ăn” liên tục, nhiều gia đình… phải khổ với nó.
|
|
Những cái ghè quý của đồng bào Bắc Tây nguyên
|
Gìa làng A Thưh bảo đó là ghè do ông ngoại vợ truyền lại cho vợ mình là bà Y Klă (vợ ông A Thưh). Ngày trước, có người thấy nó đẹp nên ăn cắp. Thế nhưng khi đưa về nhà, kẻ trộm này đổ rượu vào ghè, rượu chảy ra đất hết, mới lén mang trả lại.
Từ khi về nhà Y Klă, cái ghè dở chứng: cứ 3-4 tháng, gia đình lại ngủ mơ thấy nó… đòi ăn dê. Ban đầu gia đình cũng cúng, nhưng về sau cúng mãi “chịu hết nỗi nên không cúng nữa”. Bây giờ, gia đình A Thưh không dám lau chùi, mà để im ở đó, ai muốn thì “cho không”. Có điều, nghe đồn nó ăn dê dữ quá, có cho không cũng chẳng ai dám lấy.
Ngoài cái ghè… kỳ lạ này, tôi còn nghe ông A Heh bảo, ghè TBrung này, con gà bay ngang, con chuột không dám đi qua vì sợ rơi xuống chết, vì “ghè giận mấy con vật vô lễ”.
Cũng kỳ lạ như ghè già A Heh, A Huynh cũng có cái ghè Dang tượng tự như thế. A Huynh dắt tôi về nhà chỉ cái ghè men vàng cao khoảng 0,8 m bày ở giữa vách nhà sàn kể: ghè Dang này do ông nội của A Huynh một lần lặn xuống hồ Ya Ly tìm con dao bị rớt, đã phát hiện ghè này nằm dưới đáy hồ nên mang về.
Ghè Dang của vợ chồng ông A Din và Ngir
|
“Nhiều lần mình chứng kiến thấy con chuột rớt vào ghè này nhưng nó lại tự ra được. Còn mấy cái ghè cũng cao như ghè Dang, hoặc thấp bằng nửa thôi, con chuột rớt vào là chết liền”, A Huynh lắc đầu.
Trai gái mới cưới, phải uống rượu trong ghè
|
Ghè với nhiều hoa tiết đặc sắc
|
Theo anh Trần Duy Tiên, Trưởng phòng văn hóa - thông tin huyện Sa Thầy (Kon Tum), quan niệm của đồng bào dân tộc bản địa vùng Bắc Tây nguyên, nhà nào lưu được càng nhiều ghè thiêng, thì càng thể hiện sức mạnh, sự giàu có của gia đình, dòng tộc. Hiện vẫn còn nhiều ghè thiêng đặc biệt: ghè uống rượu khi đi săn Xoan Knai hay Tơngong Krê; ghè dùng để uống rượu cho những gia đình mới, năm mới, làng có sự kiện mới, uống để tạ ơn thần linh là Hơt ok; ghè rượu dành cho người già trong lễ hội truyền thống xik kră pơlei…
|
Bình luận (0)