Vị thủ tướng này đã cầm quyền ở Luxemburg từ 18 năm nay và là người đứng đầu chính phủ thâm niên nhất trong EU. Luxemburg chỉ là nước nhỏ với hơn nửa triệu dân, nhưng ông Juncker thuộc diện chính trị gia gạo cội trong EU, là một trong những kiến trúc sư của đồng tiền chung euro. Trong khi chính giới phê trách vị thủ tướng này “lãnh đạo yếu kém” thì dư luận lại cho rằng ông quá siêng năng chuyện chung của EU nên xao nhãng chuyện riêng của nước nhà. Trong bối cảnh tình hình chính trị và xã hội như thế, cả về phương diện văn hóa chính trị lẫn uy thế quyền lực trong quốc hội, ông Juncker không còn có thể tiếp tục cầm quyền được nữa.
Nếu ông Juncker từ chức thì tiểu quốc này phải trực diện với đại sự. Từ năm 1951 đến nay, ở đây chưa từng xảy ra chuyện thủ tướng từ chức. Không ai ngờ đến khả năng này nên chẳng có ai chuẩn bị cho việc phải làm gì trong trường hợp ấy, ngoài quy định của hiến pháp là tổ chức tổng tuyển cử mới trong vòng 3 tháng.
Chuyện lớn đối với nước nhỏ, nhưng đồng thời cũng còn đối với cả EU vì như thế sẽ lại có thêm một chính phủ sụp đổ do khủng hoảng đồng euro, cho dù chỉ là gián tiếp.
La Phù
>> Croatia chính thức gia nhập EU
>> EU chấn động vì tin bị Mỹ do thám
>> Mỹ nghe lén, xâm nhập hệ thống máy tính nội bộ của EU
>> EU sẽ phải trả giá nếu viện trợ vũ khí cho phe nổi dậy
Bình luận (0)