Phan Thị Hà Thu (33 tuổi, quê ở Tuyên Quang) làm công nhân lắp ráp cơ khí tại công ty liên doanh của Nhật (Hà Nội) chia sẻ: “Hiện tại tôi chưa bị công ty sa thải, nhưng việc lúc có lúc không, có khi công ty cho nghỉ hưởng 70% lương. Tôi chưa biết tương lai sắp tới của mình thế nào. Nếu bị công ty cho nghỉ việc, chưa biết làm gì vì tôi không có kiến thức, kỹ năng gì cho công việc khác”.
Do hoàn cảnh khó khăn, năm 2008, Nguyễn Thị Dung (quê Phú Thọ) đành từ bỏ giấc mơ đại học, lên Hà Nội làm công nhân tại KCN Bắc Thăng Long, H.Đông Anh. 4 năm sau, Dung lập gia đình, chưa kịp hưởng hạnh phúc thì chồng cô mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời khi con gái chưa lọt lòng. Một mình nuôi con nhỏ, đồng lương công nhân ít ỏi không đủ trang trải, Dung phải chuyển phòng trọ nhiều lần.
tin liên quan
Chọn ngành theo nhu cầu thị trườngViệc lựa chọn ngành học của thí sinh trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1 cho thấy sự chuyển dịch theo hướng thị trường tốt hơn. Thí sinh chọn ngành đang cần rất nhiều nhân lực trong thời gian sắp tới.
Thương hoàn cảnh của hai mẹ con, một đồng nghiệp ở xóm trọ đã giới thiệu Dung đến với dự án “Tạo cơ hội việc làm bền vững và cộng đồng an toàn cho nữ thanh niên nhập cư tại Hà Nội", do Plan International VN khởi xướng. Dung được học nghề miễn phí và đang nỗ lực chuẩn bị mở một cửa hàng làm tóc để cuộc sống ổn định hơn trong tương lai.
Không an phận, chờ đến khi bị công ty sa thải, Ngô Thị Hằng, quê Bắc Giang, cũng tự tìm hướng đi cho riêng mình. Hằng bộc bạch: “Rất ít cơ hội cho một người 30 tuổi như tôi vào làm việc ở một doanh nghiệp khác. Hiện tôi đã đăng ký lớp bán hàng để sau này có thể tự mở cửa hàng kinh doanh. Tôi không có nhiều vốn, nên những kiến thức được trang bị như kỹ năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm, chăm sóc khách hàng… sẽ là hành trang quý giá giúp tôi khởi nghiệp thành công”.
tin liên quan
Sinh viên tốt nghiệp tìm việc và... 'chê việc'Cầm tấm bằng tốt nghiệp ĐH trong tay, nhiều cử nhân, kỹ sư được nhà tuyển dụng tiếp nhận nhưng đã từ chối chỉ vì lương thấp, công ty nhỏ không có tên tuổi, thậm chí do 'nhìn không hoành tráng'…
Bà Sharon Kane, Giám đốc Plan International VN, cho biết dự án do Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc tài trợ thông qua Tổ chức Plan International được triển khai tại H.Đông Anh, Hà Nội từ tháng 12.2016 - 6.2019. Theo kết quả khảo sát với nữ công nhân và phụ nữ nhập cư đang sinh sống tại xã Kim Chung do Plan International tiến hành vào tháng 11.2016, hơn 80% số người tham gia khảo sát cho biết công việc hiện nay mang tính thủ công, không giúp họ có một nghề ổn định sau khi nghỉ việc; 75% trong tổng số tham gia khảo sát bày tỏ mong muốn được bắt đầu công việc kinh doanh để có nguồn thu nhập ổn định.
Bình luận (0)