Chuyên nghiệp hóa công tác xã hội tại Việt Nam

07/11/2015 19:40 GMT+7

(TNO) Ngày 7.11, tại Phân viện Học viện Phụ nữ Việt Nam (phường Phước Bình, quận 9, TP. HCM) đã diễn ra lễ kỷ niệm Ngày công tác xã hội (CTXH) thế giới lần thứ 18 tại Việt Nam và hội thảo khoa học “Tiến tới chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực CTXH Việt Nam”.

(TNO) Ngày 7.11, tại Phân viện Học viện Phụ nữ Việt Nam (phường Phước Bình, quận 9, TP. HCM) đã diễn ra lễ kỷ niệm Ngày công tác xã hội (CTXH) thế giới lần thứ 18 tại Việt Nam và hội thảo khoa học “Tiến tới chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực CTXH Việt Nam”.

Khá đông sinh viên đến tham gia những hoạt động kỷ niệm Ngày CTXH thế giới lần thứ 18 tại Việt Nam - Ảnh: Như LịchKhá đông sinh viên đến tham gia những hoạt động kỷ niệm Ngày CTXH thế giới lần thứ 18 tại Việt Nam - Ảnh: Như Lịch
Hơn 250 cán bộ, nhân viên CTXH và 200 sinh viên đang học ngành CTXH trong những trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM và một số tỉnh, thành lân cận đã đến tham dự.
Thạc sĩ Lê Chí An, giảng viên Trường ĐH Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ CTXH chuyên nghiệp TP.HCM khẳng định: CTXH ở Việt Nam đã có những bước chuyển biến từ những hoạt động từ thiện đến những hoạt động chuyên nghiệp.
Theo ông An, tính chuyên nghiệp về mặt đào tạo CTXH được thể hiện qua những quy định của Nhà nước trong khung chương trình đào tạo CTXH bậc đại học và cao đẳng, được ban hành lần đầu vào năm 2004 và lần hai vào năm 2010. Chương trình khung này quy định sinh viên CTXH cần được đào tạo những môn đại cương và chuyên ngành để đủ tiêu chuẩn trở thành nhân viên xã hội tương lai.
Ông An cho rằng, việc Nhà nước công nhận nghề CTXH thông qua Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg là thời cơ tốt nhất để phát triển nghề CTXH và thúc đẩy tính chuyên nghiệp ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, ông An cũng thẳng thắn cho biết CTXH ở nước ta đang đứng trước nhiều thách thức. Trước hết, đó là sự dễ dãi trong đào tạo và thực hành CTXH. Số lượng các cơ sở đào tạo CTXH bậc đại học và cao đẳng ở nước ta tăng vọt trong vòng 10 năm trở lại đây. Thế nhưng, chất lượng thực hành chưa được nâng lên tương xứng với số lượng cơ sở đào tạo.
Mặt khác, theo ông An, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên xã hội chưa được quy định cụ thể bằng một văn bản được tập thể nhân viên xã hội trong hội nghề nghiệp CTXH xây dựng và thông qua. Vấn đề bản địa hóa giáo dục CTXH, trong đó có việc biên soạn tài liệu giảng dạy cho phù hợp với hoàn cảnh văn hóa, kinh tế, xã hội… ở nước ta hiện chưa thật sự được chú trọng.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Hải, Chủ nhiệm Câu lạc bộ CTXH chuyên nghiệp TP.HCM, các nhân viên xã hội cần nắm rõ các nguyên tắc chính hiện nay của CTXH chuyên nghiệp, đó là: Tôn trọng nhân phẩm và giá trị con người, tôn trọng tính đa dạng, nâng cao quyền con người và công bằng xã hội.
Các đại biểu cũng đã chia nhóm thảo luận với ba chủ đề: Nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo CTXH ; Các mô hình thực hành CTXH chuyên nghiệp hướng tới thúc đẩy quyền của các đối tượng yếu thế tại các cơ sở xã hội, tổ chức phi chính phủ, đoàn thể; Các tiêu chuẩn thực hành CTXH - Đạo đức nghề nghiệp CTXH trong bối cảnh VN. Bên cạnh đó, hội thảo còn đề cập đến vấn đề tìm kiếm cơ hội việc làm cho sinh viên ngành CTHX...
Chương trình hoạt động trên do Câu lạc bộ chuyên nghiệp TP.HCM và Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam tại TP.HCM đồng tổ chức, với sự phối hợp của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Trường ĐH Lao động, Trường ĐH Mở TP.HCM và Trung tâm nghiên cứu, Tư vấn CTXH và phát triển cộng đồng (SDRC).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.