Sau khi Iran thể hiện thái độ phản đối bằng việc trì hoãn cử đại sứ sang nhậm chức ở Thụy Điển, một số quốc gia khác như Iraq, UAE, Ma Rốc, Ả Rập Xê Út, Kuwait… đã triệu đại sứ của Thụy Điển để phản đối.
Vụ việc trên còn bị người Hồi giáo nhìn nhận là bài xích và phân biệt đối xử đạo Hồi. Hệ lụy chính trị và xã hội, tâm lý và dư luận của vấn đề đặc biệt nhạy cảm và tế nhị này có thể tai hại đến mức độ nào thì châu Âu đã phải nếm trải không ít lần. Chính giới các nước ở châu Âu luôn biện bạch bằng cách viện dẫn quan điểm về tự do ngôn luận. Nhưng trên thực tế ở đây là va chạm về ý thức hệ tôn giáo và hệ giá trị. Sau tất cả những gì đã xảy ra cho đến nay liên quan đạo Hồi ở châu Âu, lẽ ra châu lục này đã phải thấm thía hơn mọi nơi khác về những bài học có thể rút ra khi phải giải quyết các hệ lụy đầy bạo lực và cực đoan.
Quốc gia có luật pháp riêng nhưng luật pháp quốc gia liên quan đạo Hồi trong câu chữ luật pháp cũng như trong thực thi luật pháp không thể không lưu ý thỏa đáng đến một thực tế không cần bàn cãi. Đó là đạo Hồi thuộc những tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Vì thế, tính nhạy cảm của vụ việc nhỏ như hiện tại ở Thụy Điển luôn có thể đưa lại nguy hại vô cùng lớn cho nước này và cho phương Tây.
Thụy Điển và Phần Lan sẽ mang lại gì cho liên minh NATO?
Bình luận (0)