Chuyện những nữ shipper làm việc mùa dịch

20/10/2021 09:00 GMT+7

Shipper công nghệ - cái nghề dường như được sinh ra dành cho nam giới khi phải dãi nắng dầm mưa trên các nẻo đường giao hàng. Nhưng không ít chị em phụ nữ lại ngược dòng chọn làm nghề kiếm sống.

Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng đâu đó họ vẫn tìm được niềm vui và luôn hết mình vì công việc.

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10 là dịp để tôn vinh các chị em phụ nữ, ngày mà họ được hưởng trọn vẹn sự trân trọng và tình yêu sâu sắc của những người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Nhưng sẽ là ngày bình thường như bao ngày khác khi trên các nẻo đường vào các ngày lễ tết đều không có ngoại lệ, vẫn xuất hiện bóng dáng mảnh mai, hao gầy của người phụ nữ sau lưng với những bao hàng khệ nệ, lăn xả trên đường giao hàng. Lắng nghe tâm sự của các chị em trong nghề shipper, càng thấy đồng cảm chia sẻ với công việc đặc thù này.

Giữa trưa nắng tháng 10 tại Nghệ An, chị Trần Thị L. làm nghề shipper tự do đang khệ nệ bê bao hàng hàng chục kg lên xe, chuẩn bị bắt đầu công việc giao hàng. Vừa chuẩn bị hàng hóa, chị vừa tất bật nghe điện thoại khách gọi đi giao đơn.

Chị L. gạt mồ hôi trên trán chia sẻ, cũng đã gắn bó một thời gian đủ lâu để hiểu cái nghề này nó vất vả, hằng ngày “vật lộn” trên đường, nhiều khi nắng mưa lại càng cực. Nhưng vì mưu sinh nên chị vẫn gắn bó với nghề. Có những ngày xe bốc hàng về muộn là chị và anh em đồng nghiệp tại bưu cục phải chờ, khiến việc về nhà đêm hôm là chuyện bình thường.

Chị T. tất bật với công việc shipper mỗi ngày

Cùng chung tâm sự nỗi vất vả nhưng điều khiến chị Nguyễn Thị T., shipper J&T Express Nghệ An lại thấm thía là những ngày tháng làm việc trong mùa dịch: “Có khách hàng gửi gấp đơn thuốc cho con từ Hà Nội đến Vinh, song vì dịch bệnh giao thông vẫn còn gián đoạn nên gia đình người nhận và người gửi liên tục gọi điện hỏi thăm nhờ phát gấp. Bản thân tôi cũng nơm nớp lo lắng vì sợ hàng đến muộn, khách hàng khó xoay xở nên ngay khi biết thông tin, cả bưu cục đã ưu tiên kiểm đếm, tôi cũng tức tốc tới trung tâm khai thác lấy hàng chạy một mạch giao cho khách. Gói hàng được giao kịp lúc, niềm vui của gia đình cháu bé, những lời cảm ơn của người nhà khiến bao vất vả tan biến” chị chia sẻ thêm. Trước khi “lao” vào cuộc hành trình của mình, chị vẫn nở nụ cười tươi và nói: “Tuy khó khăn nhưng luôn được công ty hỗ trợ, đồng nghiệp lại thân thiện giúp đỡ nên vất vả mấy tôi vẫn cảm thấy vui và mong muốn được gắn bó lâu dài”.

Đồng nghiệp giúp đỡ shipper bê hàng lên xe, chuẩn bị một chuyến hành trình mới

Rủi ro, cực nhọc, hằng ngày vẫn phải “lăn xả” trên đường là thế nhưng chị Trần Ngọc M. (shipper tại Hà Nội) vẫn chọn công việc này vì được thỏa mãn đam mê “dạo” phố. Chị nói: “Dù vất vả nhưng nghề này nếu chăm chỉ thì tôi kiếm được khoản kha khá để sinh hoạt và tiết kiệm. Có những ngày phải ăn tạm bên vệ đường để đợi khách, chưa kể nắng mưa rồi có khi bị khách “bom” hàng. Nhưng cũng có cái vui là được đi đây đi đó, đường nào ngách nào cũng biết”. Đôi lúc thấy cực chỉ muốn từ bỏ nhưng vì tình yêu với nghề, gặp khách nào họ thương gửi thêm chút tiền hay hôm đó giao được đơn hàng khó là tự nhiên mình cũng thấy vui cả ngày…

Các nữ nhân viên chăm sóc khách hàng của J&T Express

Chị Bùi Thu H. (nhân viên bưu cục tại J&T Express Hải Phòng) cho biết, cùng là phận “nữ nhi” lại chân yếu tay mềm nên đôi khi việc bốc hàng xếp hàng của các nữ shipper đều một tay các anh em trong bưu cục cùng giúp đỡ. Đặc biệt, mùa dịch vừa qua, phải đeo khẩu trang kín mít 24/24, hàng hóa sau dịch lại nhiều phải tăng cường để đảm bảo vận chuyển không bị gián đoạn nên cũng khá mệt nhưng được gia đình và đồng nghiệp động viên, chị luôn cố gắng hoàn thành công việc.

Shipper J&T Express đang kiểm tra hàng cho khách

Trong thời gian dịch bệnh, một số nhân viên bưu cục phải thực hiện mô hình “3 tại chỗ”, làm việc và sinh hoạt tại công ty. Vì dịch bệnh cũng như nhằm đảm bảo kinh doanh khiến nhiều bạn chấp nhận sống xa nhà, tạm thời bị chia cách gia đình và con nhỏ.

Thấu hiểu và đồng cảm cùng người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, J&T Express đã thành lập Quỹ J&T Care với tổng số tiền lên tới 3 tỉ đồng tùy trường hợp cụ thể từ 2.000.000 VNĐ đến 7.000.000 VNĐ.

Vất vả với những khó khăn đặc thù của nghề shipper nhưng các chị em shipper vẫn kiên trì, làm việc có trách nhiệm để chứng minh rằng phụ nữ cũng có thể hoàn thành tốt mọi việc dù ở bất kỳ công việc nào. Những ngày tháng 10 đang tới, chúc cho những người phụ nữ Việt và đặc biệt là cộng đồng nữ shipper luôn hạnh phúc và vui vẻ, có thêm nhiều trải nghiệm trong chuyến hành trình của mình và luôn đồng hành với nghề họ đã chọn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.