Như vậy, trừ Antonio Rudiger đến với tư cách cầu thủ tự do, nhà ĐKVĐ Champions League chỉ mua đúng một ngôi sao trong mùa hè này: Aurelien Tchouameni, từ Monaco.
Người ta vẫn nói Real, Atletico Madrid và Barcelona là “tam đại gia” của La Liga. Trên thực tế, Atletico hè này chỉ mới chi ra vài triệu euro, mua cầu thủ trẻ Samuel Lino. Barcelona thì có khả năng phải bán song song với mua, để cân bằng sổ sách.
Vì sao Erik ten Hag muốn có bằng được Lisandro Martinez? |
Tóm lại, “tam đại gia” nói riêng cũng như La Liga nói chung mua sắm không bằng các đội ở Premier League. Tính đến thời điểm hiện tại, tròm trèm 300 triệu bảng đã được chi ra bởi Liverpool (mua Darwin Nunez, Fabio Carvalho, Calvin Ramsey), Man.City (Haaland, Kalvin Phillips), Arsenal (Fabio Vieira, Gabriel Jesus), Tottenham (Richarlison, Yves Bissouma). Chelsea và M.U đang còn rất nhiều mục tiêu mua sắm phía trước. Chỉ riêng đội Nottingham Forest vừa thăng hạng đã chi hơn 60 triệu bảng để mua nửa tá cầu thủ, chuẩn bị cho kế hoạch trụ hạng ở Premier League - vượt xa sức mua của Atletico và gần bằng Barcelona hoặc Real Madrid tại La Liga!
Paul Pogba được xem là “của nợ” ở M.U suốt thời gian qua |
AFP |
Khác biệt về sức mua sắm chủ yếu nói lên sự giàu có của các đội bóng thuộc Premier League - đấy luôn là giải VĐQG giàu nhất thế giới. Bóng đá đỉnh cao cần rất nhiều tiền. Nhưng đồng tiền lại không bao giờ đảm bảo đem về sức mạnh chuyên môn trong bóng đá đỉnh cao. Đấy là lý do vì sao đội M.U của gia đình Glazer càng chi tiền mua sắm thì càng trở thành trò hề cho giới bóng đá cười cợt. Đấy cũng là lý do vì sao Premier League luôn vượt trội tất cả về mức độ giàu có, nhưng 7 chức vô địch Champions League và 8 chức vô địch Europa League, chỉ tính từ năm 2010 đến nay, lại thuộc về 5 đại diện khác nhau của La Liga!
Chủ tịch Bayern Munich chính thức thông báo về chuyện bán Lewandowski cho Barcelona |
Dân Anh đâu cần phải nhìn ra khỏi Premier League để thấy rõ khác biệt về sự giàu có và sức mạnh chuyên môn trong bóng đá. Riêng tại nước Anh thì thủ đô London luôn có khoảng 5 - 7 đội thuộc bảng Ngoại hạng (mùa bóng 2022 - 2023 là 7 đội), trong đó Chelsea, Arsenal, Tottenham là 3 trong 6 đội thuộc nhóm “Big 6”. Vậy mà mãi đến gần đây (năm 2021), Chelsea mới trở thành đội duy nhất ở London được biết cảm giác vô địch cúp C1/Champions League.
Các đội bóng chen chúc ở London luôn phải quyết liệt cạnh tranh với nhau, trước khi cạnh tranh với các vùng khác trên quê hương bóng đá. Và các đội mạnh ở Premier League luôn phải quyết liệt “đánh nhau” trước khi tính chuyện hơn thua với các đội mạnh bên ngoài nước Anh. Đấy cũng là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của Premier League trên trận địa châu Âu. Ví dụ dễ thấy: “Big 6” xưa nay hiếm khi chịu bán cầu thủ cho nhau.
Vì sức ép phải giành giật cầu thủ với nhau, rất nhiều CLB ở Premier League “mua ẩu”, hoặc ký hợp đồng “khủng” chỉ cốt giữ chân cầu thủ thay vì tính kỹ giá trị chuyên môn. Romelu Lukaku, Paul Pogba, Harry Maguire, Angel Di Maria, Pierre-Emerick Aubameyang, Mesut Oezil… đều đã trở thành “của nợ” khiến đội bóng của họ tốn kém mà chẳng phát huy được bao nhiêu giá trị…
Bình luận (0)