• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Chuyện quá khứ sống lại

08/08/2022 15:00 GMT+7

Tại cuộc gặp cấp cao vừa rồi ở thủ đô Accra của Ghana, lãnh đạo các nước châu Phi tham dự đã bàn về dự định đòi các nước thực dân châu Âu khi xưa bồi thường về những tội lỗi và thiệt hại gây ra cho các thuộc địa cũ ở châu Phi.

Thực chất, cuộc gặp nhằm chính thức hóa tiến trình xử lý lại tổng thể di sản quá khứ thuộc địa ở châu Phi. Đến nay mới chỉ có từng quốc gia châu Phi riêng rẽ và Liên minh châu Phi (AU) đề cập và xử lý vấn đề này một cách hạn chế với các nước châu Âu liên quan.

Cờ các nước thuộc liên minh châu Phi

reuters

Những nước châu Âu từng thuộc địa hóa châu Phi khi xưa như Pháp, Anh, Đức hay Bỉ tới nay đều đã có những động thái nhất định thể hiện nhận thức về trách nhiệm chính trị và đạo lý cũng như pháp lý quốc tế đối với những gì đã gây ra ở châu Phi ngày trước, đặc biệt là chiếm hữu và buôn bán nô lệ, cướp bóc tài nguyên, đàn áp và thậm chí cả thảm sát, diệt chủng người bản địa.

Thời sự hóa chuyện quá khứ lịch sử, các nước châu Phi thuộc địa xưa nhằm vươn tới 4 mục đích là các nước châu Âu liên quan phải chính thức xin lỗi, bồi thường vật chất, trả lại những báu vật và di vật đã cướp đi, cũng như hợp tác để châu Phi không còn tụt hậu. Sự liên thủ của các nước châu Phi trên phương diện này sẽ gia tăng đáng kể sức ép quốc tế đối với các nước châu Âu liên quan. Sức ép này càng gia tăng khi EU nói riêng và nhiều nước châu Âu nói chung có nhu cầu cấp thiết tranh thủ châu Phi để cạnh tranh ảnh hưởng với nhiều đối tác bên ngoài khác.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.