Về phương diện đó, Anh nhanh chân hơn Mỹ và các thành viên EU khác. Điều này liên quan mật thiết tới tiến triển đáng khích lệ của quá trình đàm phán hạt nhân. Cuối năm 2013, Iran và các đối tác đàm phán là Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức đã đạt thỏa thuận tạm thời làm nền tảng và định hướng cho lộ trình tiến tới giải pháp chính trị cho vấn đề hạt nhân.
Từ đó đến nay, đàm phán được duy trì và mới rồi lại đưa đến nhất trí về lộ trình và nội dung cốt lõi của giải pháp chính trị. Những điều đó có nghĩa là các bên đã cùng nhau đi được rất xa trong thời gian ngắn, đang gây dựng lòng tin và củng cố quyết tâm kết thúc đàm phán thành công. Đồng thời với những diễn biến đó là dấu hiệu và triển vọng về bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Iran.
Rất nhiều đối tác trên thế giới đang nhằm vào những cơ hội làm ăn ở Iran và khu vực này sau khi vấn đề hạt nhân được giải quyết và quan hệ giữa Iran với phương Tây được bình thường hoàn toàn. Anh vội bước nhanh chân chính vì thế.
Nhìn vào mức độ thù địch trong chính sách của London lâu nay đối với Tehran thì sự điều chỉnh hiện tại chẳng khác gì chuyển từ thái cực này sang thái cực khác. Một khi vì lợi ích mà phải thế thì cũng không đến nỗi khó hiểu.
La Phù
>> Iran dọa đưa quân sang Pakistan
>> Tư lệnh Hải quân Iran dọa hủy diệt tàu chiến, giết lính Mỹ
>> Iran bắn thử thành công tên lửa tầm xa nội địa mới
Bình luận (0)