Chuyện thú vị bên tượng Phật Ngọc

14/03/2009 00:20 GMT+7

Không có trong chương trình chính thức nên những "sự kiện" này rất bất ngờ. Chánh ngọ 13.3, câu chuyện tại bàn ông bà đạo hữu Ian Green đang sôi nổi. Đại đức Thích Huệ Vinh, trụ trì chùa Quán Thế m, tỏ ý tiếc pho tượng Phật Ngọc kỳ vĩ - cao 3,5m nặng 4.650 kg - sẽ không thể lưu lại mãi với vùng danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Đáp lời, ông Ian Green nói rất tiếc bởi "khối ngọc bích Polar Pride - Niềm kiêu hãnh Bắc cực - ở Canada chỉ có một và duy chỉ một mà thôi". Bù lại, khi giáo sư - tiến sĩ Lê Mạnh Thát đề nghị đưa pho tượng ra Hà Nội cho công chúng thưởng lãm và cho quý đạo hữu chiêm bái, ông Ian Green nhanh chóng đồng ý. Tuy nhiên, vấn đề là thời gian bởi lịch trình tại Việt Nam đã xếp kín. Theo Đại đức Thích Huệ Vinh, nếu vậy cần giảm thời gian chiêm bái tại chùa Hoằng Pháp (TP.HCM) lại khoảng 1 tuần. 

Tiếp đó, toàn đoàn tiến ra nơi tôn trí Phật Ngọc. Ông Vanit Yotharvvt (Thái Lan), nhà giám sát điêu khắc pho tượng, gắn "con mắt thứ ba" là viên hồng ngọc lên giữa trán Phật Ngọc. Các đạo hữu đang có mặt rất xúc động. Thật nhanh chóng, ông bà Ian Green và ông Vanit Yotharvvt trở thành những "ngôi sao", liên tục cho chữ ký.

 
Ông bà Ian Green tại chùa Quán Thế m

Trả lời PV Thanh Niên, ông Ian Green nói: "Chúng tôi rất hạnh phúc khi có mặt tại Việt Nam. Tôi tin rằng đây là đất nước thích hợp nhất trên thế giới để tổ chức sự kiện này, đặc biệt trong lễ hội Quán Thế m. Tôi rất vui khi cảm nhận được sự thành tâm của các bạn qua những gương mặt luôn nở nụ cười thân thiện".

Một sự kiện quan trọng khác: lần đầu tiên trong không gian văn hóa lịch sử vùng đất Ngũ Hành Sơn, một số nhà nghiên cứu được tận mắt xem tấm bia "Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật" trong động Hoa Nghiêm, hòn Thủy Sơn. Bia ghi nhận có 2 gia đình người Hoa, 10 gia đình người Nhật đã cùng các gia đình người Việt thành tâm cúng dường trùng tu chùa Tam Thai. Bia được Thiền sư Huệ Đạo Minh, thế danh Phạm Văn Nhơn, lập năm 1740, cách nay gần 3 thế kỷ, là một trong rất ít tấm bia cổ nhất của xứ Đàng Trong. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới tháng 11.2008, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa của Nhật Bản đã rất vui mừng trước thông tin này. Nó là chỉ dấu cho thấy trước đây vùng Mỹ Thị từng là một địa điểm giao lưu văn hóa chứ không đơn thuần là cảng thị buôn bán như ở Hội An. Ông cũng cho biết, tại cuộc tiếp xúc mới đây nhất tại chùa Quán Thế m, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã đề ra ý tưởng, trong tương lai gần, một ngôi chùa hoàn toàn bằng đá sẽ được xây dựng trên chính quê hương nghề đá Non Nước, Ngũ Hành Sơn. Rộng ra, nơi đây sẽ được xây dựng Công viên Lịch sử Văn hóa Tâm linh tầm vóc miền Trung rộng trên 100 ha, trong đó có Công viên Văn hóa Phật giáo của chùa Quán Thế m trên 17 ha như Đại đức Thích Huệ Vinh đã công bố.

Đạo hữu Ian Green đã là một phật tử hơn 35 năm, bắt đầu từ khi ông du hành đến Ấn Độ khoảng đầu năm 1970. Ông đã chiêm ngưỡng Đại Tháp ở vườn Lộc Uyển - nơi được đánh dấu là Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên sau khi Ngài chứng ngộ, cũng là một trong sáu thánh địa của Phật giáo. Sau đó, ông tìm hiểu thêm về Phật giáo và rồi ông "không có chọn lựa nào khác mà hiển nhiên là một phật tử". Năm 1981, thân phụ của ông cúng dường 50 mẫu đất hoang sơ với trùng điệp cây rậm thấp cho Lạt Ma Yeshe để kiến lập một trung tâm Phật giáo. Năm 2009, ông chọn Lễ hội Quán Thế m là điểm đến đầu tiên trên thế giới của pho tượng Phật Ngọc, có tên đầy đủ là "Phật Ngọc cho Hòa bình Thế giới". Đây là pho tượng được điêu khắc từ tảng ngọc thạch lớn nhất thế giới hiện nay. Cạnh pho tượng Phật Ngọc này còn có một tượng cao 0,50m nặng 132 kg. Cả hai tượng đều có tư thế ngồi thiền.

Đặng Ngọc Khoa

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.