'Con nhất quyết không thể sống thiếu anh ấy'
Căn nhà hai tầng đối diện với Bệnh xá Đặng Thùy Trâm (xã Phổ Cường, H.Đức Phổ, Quảng Ngãi) dặt dìu tiếng nhạc làm say đắm lòng người. Đôi tay chàng nhạc công khiếm thị Nguyễn Văn Phước (28 tuổi) lướt trên phím đàn organ khá điệu nghệ. Lại Thị Mỹ Lý bưng ly nước đến cạnh chồng với ánh mắt tràn đầy yêu thương. Phước ngừng tay đón ly nước từ vợ, bộc bạch: "Em thật may mắn khi gặp và yêu Lý".
Gần 7 năm trước, Lý học kế toán tại Trường Trung cấp nghề Đức Phổ. Lý thường thấy chàng thanh niên hiền lành lớp văn hóa kế bên đứng nơi hành lang với dáng vẻ trầm tư. Qua bạn bè, cô biết Phước bị mù từ lúc chào đời. Sau 3 lần phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thị lực của Phước chỉ khoảng 40% so với người bình thường.
tin liên quan
Cổ tích chuyện tình chàng khiếm thị vượt 1.000 km tìm gặp người yêu cao... 1m1Lý lo lắng khi thấy Phước gò lưng đạp xe đến trường với bao hiểm nguy trên đường, cô ghé nhà trọ đón và đưa anh đến lớp. Sau giờ học, Lý đưa Phước đến những điểm chơi nhạc và chờ đón chàng trở về.
Nghe tin con gái yêu chàng trai khiếm thị, gia đình Lý ra sức ngăn cản vì "sợ nó mù bẩm sinh sẽ lây truyền sang con thì khổ". Cô kiên trì lựa lời khuyên giải cha mẹ và nhất quyết: "Con yêu và nhất quyết không thể sống thiếu anh ấy".
Xin chuyển trường để chăm sóc người yêu
Học xong cấp ba, Phước đậu vào Học viện âm nhạc Huế và Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Bình Định. Do xa nhà và không người chăm sóc nên sau nửa năm theo học ở Huế, Phước xin chuyển vào Bình Định. Lý giấu tin Phước chuyển trường. Cô xin cha mẹ vào học chuyên ngành thư viện cùng trường người yêu để tiện việc chăm sóc với lời hứa "sau khi tốt nghiệp con sẽ xin về làm ở xã".
tin liên quan
Cổ tích chuyện tình chạy thận: Cắn răng chia tay chồng, vợ; bén duyên sinh tử vì nhauSau khi ra trường, cô lưu lại nơi quê người chăm sóc người yêu cho đến khi anh hoàn thành khóa học. Thấu hiểu nỗi lòng của con, cha mẹ Lý chấp nhận mối tình này. Hai bên gia đình thống nhất ngày cưới với niềm hạnh phúc vô bờ của đôi trẻ.
"Khi cha mẹ đồng ý em thấy lòng nhẹ nhõm, nỗi lo trĩu nặng bấy lâu đều tiêu tan. Khi ấy, em chỉ mong mau đến ngày cưới để được ở bên nhau...", Lý bộc bạch. Phước góp chuyện cùng vợ: "Lúc đó vào dịp cuối năm, em đi chơi nhạc liên tục nhưng không thấy mệt mỏi gì cả. Hôm đám cưới vui lắm, cảm giác lâng lâng trong lòng...".
|
"Thấy mắt con chớp chớp khi nhìn ánh đèn, mừng phát khóc"
tin liên quan
Cô gái cưới chàng hơn 28 tuổi sau lần lỡ có bầu: Hạnh phúc cứ tiếp nốiHọ ngất ngây vui sướng xen lẫn âu lo "con bị mù bẩm sinh giống cha". Lý cùng chồng đến nhiều bệnh viện siêu âm, xét nghiệm và nhận được kết quả chẩn đoán thai nhi bình thường. Họ đưa nhau về quê để chờ ngày sinh.
Khi cùng đội văn nghệ Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi tham dự "Hội thi nhà nông đua tài" tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa), Phước nghe tin báo vợ chuyển dạ. Anh vô cùng lo lắng vì sớm hơn nửa tháng so với ngày dự sinh nhưng vẫn gắng hoàn thành tốt phần thi. Niềm vui dâng trào khi Phước hay tin "mẹ tròn con vuông". Anh vội xin phép đoàn bắt xe về trước. "Lúc ấy, em chỉ muốn có đôi cánh bay ngay về gặp mẹ con cô ấy mà thôi", Phước tâm sự.
|
Cảm xúc đón con chào đời luôn in sâu trong tâm trí của người mẹ trẻ. "Lúc em sinh cháu hơn 9 giờ đêm, sức lực tưởng như trôi tuột khỏi cơ thể. Khi chị hộ lý tắm rửa cho cháu rồi đặt trên ngực, em gắng sức ngẩng đầu nhìn con. Thấy mắt con chớp chớp khi nhìn ánh đèn em mừng phát khóc luôn...", cô nhớ lại.
Đóa hoa tình yêu của vợ chồng Phước - Lý là bé Nguyễn Lại Như Ngọc đẹp tựa thiên thần được bố mẹ cưng nựng gọi là "Củ Cải yêu thương". Sau giờ làm việc, Phước vội về nhà để được nghe tiếng con thơ nói cười cho vơi đi nỗi nhọc nhằn giữa chốn nhân gian.
Tròn 4 tuổi, Phước được cha hướng dẫn những nốt nhạc đầu tiên qua cây đàn bầu. Sau 1 năm, cậu sử dụng thành thạo loại nhạc cụ này và được cha đưa vào học tại Trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM.
Nghe tiếng đàn bầu nỉ non dưới đôi tay của cậu bé 5 tuổi, bà Nguyễn Thị Bình (khi ấy là Phó Chủ tịch nước) tặng Phước tiền mua đàn organ, nghệ sĩ Kim Cương tặng độc huyền cầm. Sau 5 năm theo học, Phước về quê và hoàn thành chương trình trung học cơ sở với các bạn thị lực bình thường. Tiếp đến, cậu hoàn thành chương trình trung học phổ thông và trung cấp âm nhạc.
Giờ Phước sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ: Đàn bầu, organ, đàn nhị, sáo, đàn tranh và trống dân tộc. Anh bận rộn với việc dạy đàn, hòa âm phối khí, chơi nhạc tại lễ, tiệc... Với giọng ca truyền cảm cùng ngón đàn điêu luyện, Phước đạt nhiều huy chương vàng, bạc và giải thưởng cao tại các hội thi cấp quốc gia và khu vực.
|
Bình luận (0)