Chuyện tử tế: Bắt gặp dọc đường

13/09/2017 20:02 GMT+7

Tôi đọc được chia sẻ của một đứa em trên Facebook. Em kể đi taxi cùng bạn, nghe được câu chuyện của người tài xế lúc đang chạy trả lời một cuộc gọi đến.

Qua cách nói chuyện thì đoán được rằng anh ấy vừa bị mất cái ví. Mặc dù khá e ngại khi tài xế vừa nói chuyện điện thoại, lại bị phân tâm vì mất đồ, nhưng có chút cảm thông vì biết anh đang lo lắng. Đến nơi, cô bạn đi cùng bảo “bác tài đợi xíu” rồi nhanh nhẹn vào mua 1 ly cà phê, phần ăn sáng kèm ít tiền gửi thêm cho anh lúc kết thúc chuyến đi, em nhìn thấy sự ngỡ ngàng giây lát và cả niềm vui trong mắt anh.

tin liên quan

'Thôi, có 4.000 đồng em cũng không giàu được' - Kỳ 1: Xúc động sống đẹp
Câu chuyện về chàng sinh viên chạy xe ôm mang một chiếc ba lô đã rách gần hết với câu nói: “Có 4.000 đồng em cũng không giàu thêm được” đã được cộng đồng mạng, đặc biệt là giới trẻ chia sẻ chóng mặt những ngày qua, lan tỏa thông điệp sống đẹp trong thời đại “chạy theo đồng tiền” hiện nay.
Khi đọc những dòng ấy, tự nhiên trong tôi như có luồng điện chạy ngang ngực trái. Có những điều đơn giản thế thôi, mà quá đỗi đẹp đẽ trong cuộc đời này. Cái cách mà bạn em làm, cảm giác như đó là cái ôm vai vỗ về của một người bạn thân khi chúng ta gặp nạn. Cái cách nắm tay bóp nhẹ ra chiều cảm thông mà không cần phải nói gì thêm. Nó nhẹ nhàng nhưng lại sâu sắc vô cùng.
Câu chuyện ấy làm tôi nhớ một chuyến xe khác, chuyến xe khách về Bình Phước. Hôm ấy có việc gấp nên phải bắt xe cuối cùng trong ngày về Bù Đăng. Tôi thấy hai ba người đàn ông đẩy một người đàn ông khác lên xe. Trước khi xuống xe, họ còn nói với lại: “Trả tiền rồi đó nha. Yên tâm về tới nhà!”. Tôi tưởng người nhà đưa chú ấy ra xe nên lại nhắm mắt định ngủ tiếp. Nhưng đi được một đoạn mới nghe tiếng xì xào xung quanh.
Hóa ra chú là người dân tộc S’tiêng xuống thành phố có việc, lúc trở lại nhà vì không rành đường sá xe cộ nên đã bị mấy ông xe ôm ban nãy lừa. Chú nói trong túi có 300.000 thì mấy ổng đã lấy hết. 250.000 nói là trả tiền xe cho chú về Bình Phước, 50.000 còn lại là trả công họ chở. Lúc đó tất cả mọi người trên xe mới ồ lên mà nói rằng xe từ đây lên Bình Phước chỉ 90.000 đồng. Rồi mấy cô mới hỏi nhà chú ở đâu? Mọi người bảo thôi rồi, xe chuyến cuối không đi đến gần đó đâu mà phải qua hai lần xe ôm nữa mới tới. Người đàn ông vẫn lặng lẽ không hề có phản ứng gì. Có lẽ do bản tính người dân tộc quá thật thà. Cũng có thể do chú còn bàng hoàng khi mất sạch tiền. Và rồi ai đó trong xe đã lên tiếng: “Mỗi người góp cho ổng một ít đi, vài chục ngàn cũng được cho ổng có tiền về nhà”.

tin liên quan

Lá thư xúc động của một liệt sĩ
“Đó là một bức thư kỳ lạ và việc chúng tôi tìm được bức thư đó như là một... định mệnh” bà Cái Thị Vượng, Phó giám đốc Bảo tàng Quảng Trị nói.
Một bà mẹ ở quê lên phố thăm con, một cô sinh viên về thăm nhà, anh thợ hồ về thăm vợ sinh, ai đó đi công tác… mỗi người đã góp một chút, một chút thôi. Và cũng như anh tài xế nọ, người đàn ông S’tiêng gương mặt hằn vết thời gian với niềm vui ánh lên trong mắt.
Những chuyện nhỏ tử tế bắt gặp mỗi ngày giúp ta dễ “gói mất mát của mình” mà bước tiếp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.