Tuy nhiên, khi tìm đến luật sư thể thao Jake Cohen có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực giao dịch cấp cao trong bóng đá, báo Independent nhận được câu trả lời ngắn gọn: Không bao giờ có chuyện một CLB thu hồi được số tiền dùng để chiêu mộ các cầu thủ thông qua tiền bán áo đấu.
"Hợp đồng áo đấu không phải những giao dịch truyền thống. Chúng là hợp đồng cho phép các đội bóng có quyền sở hữu trí tuệ với logo, tên đội bóng cũng như quyền sở hữu hình ảnh với tên các cầu thủ trên áo đấu. Trong khi đó, đội bóng chỉ nhận được từ 10-15% doanh thu bán áo đấu", luật sư Jake Cohen nói.
tin liên quan
Juventus bán được hơn 500.000 áo đấu Ronaldo sau 24 giờ ra mắt
Có vẻ như việc Juventus bỏ ra hơn 100 triệu euro để ký hợp đồng với Cristiano Ronaldo đã được đền bù xứng đáng.
Về trường hợp của Ronaldo, Juventus chỉ có thể nhận 1/10 giá trị của 60 triệu USD mà anh mang về từ việc bán áo đấu, tức 6 triệu USD. Và con số này chỉ gần bằng 1/20 số mức phí chuyển nhượng 117 triệu USD của siêu sao người Bồ Đào Nha.
Dĩ nhiên, Juventus buộc phải chấp nhận tỷ lệ ăn chia thiếu công bằng như vậy bởi họ trước đó đã nhận khoản tài trợ mỗi năm từ nhà sản xuất áo đấu. Ví dụ, M.U nhận 98 triệu USD/năm từ hãng Adidas, hay Chelsea thu về 78 triệu USD/năm từ hãng Nike. Lúc này, các CLB chỉ còn nhận tối đa khoảng 20% doanh thu bán áo đấu.
Không CLB nào có thể thu về toàn bộ số tiền bán đấu bởi phần lớn doanh thu đều thuộc về nhà sản xuất. Còn nhớ khi Zlatan Ibrahimovic cập bến M.U, nhiều người nhầm lẫn "Quỷ đỏ" bội thu khi có được 98 triệu USD từ tiền bán áo đấu chỉ trong 1 tuần. Song, con số thực chỉ tầm 10 triệu USD mà thôi, số còn lại sẽ thuộc về Adidas.
|
Lúc này, một câu hỏi được đặt ra là tại sao các CLB không tự sản xuất áo đấu và giữ 100% lợi nhuận? Câu trả lời rất đơn giản: CLB bóng đá không phải những nhà sản xuất áo đấu. Họ không có hệ thống mạng lưới phân phối toàn cầu để sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ hàng trăm ngàn chiếc áo đấu trên thị trường.
"Ngay cả những CLB lớn nhất trên thế giới chỉ như hạt cát khi so sánh về thương mại với các hãng Adidas và Nike. Theo quan điểm của tôi, doanh thu của hãng Nike từ tháng 3 đến tháng 5.2017 đã cán mốc gần 9 tỉ USD, vượt xa những gì Chelsea thu về trong lịch sử 112 năm của họ", luật sư Jake Cohen kết luận.
Nhưng bù lại, việc sở hữu một tên tuổi đẳng cấp như Ronaldo cũng thúc đẩy các hoạt động thương mại khác cho Juventus như bán vé, thu hút tài trợ từ các doanh nghiệp khác... Mới đây, ESPN đưa tin vé mùa của "Bà đầm già" đã được bán hết ngay sau sự có mặt của CR7.
Bình luận (0)