Cô bé sinh ra chỉ có một tai hạnh phúc vì đã nghe được

08/10/2017 14:36 GMT+7

Nụ cười rất tươi trên khuôn mặt xinh xắn của Charlotte Wright (5 tuổi, ở Teddington, Anh) đã thể hiện niềm vui mừng khi nghe được những âm thanh mà trước đây cô bé chưa bao giờ nghe được, sau khi được phẫu thuật cấy một thiết bị điện cực tai giữa.

Cô bé là người nhỏ tuổi nhất ở Anh được phẫu thuật cấy thiết bị này. Cô cũng là người đầu tiên bị hai dị tật bẩm sinh tai hiếm gặp được cấy ghép thiết bị trợ thính này để nghe được như bình thường.
Charlotte sinh ra chỉ có tai trái bình thường, tai phải ngoài nhỏ xíu, không phát triển vành tai và không có lỗ ống tai ngoài.
Cả hai dị tật tai bẩm sinh hiếm gặp này thường đi kèm với nhau và điều đó có nghĩa rằng âm thanh không thể đi vào tai trong của phần tai bị ảnh hưởng này.
Ba mẹ cô bé, Sophie and Simon Wright, hy vọng cô bé vẫn có thể nghe được vì tai trái cô bé phát triển bình thường.
Tuy nhiên, không giống như những gì họ hy vọng. Tai họa thứ hai đã ập xuống cuộc đời cô bé. Kết quả các lần đo thính lực cho thấy Charlotte bị viêm tai keo làm tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp lót trong tai trái giữa. Điều này cũng có nghĩa cô bé không thể nghe được ở cả bên tai trái.
Mẹ cô bé, Sophie (42 tuổi), nói với Mirror: “Charlotte nghe khó khăn nên khả năng nói của cô bé cũng bị chậm. Khi cô bé không thể nói cho ai có thể hiểu được nên cô bé có những rối loạn hành vi. Cô bé cảm thấy tuyệt vọng vì không thể nghe được gì”.
Các bác sĩ đã phát hiện không giống những đứa trẻ bị hai dị tật tai bẩm sinh này, tai phải của Charlotte có ba xương nhỏ không bị biến dạng. Xương nhỏ này được gọi là xương bàn đạp năm trong tai giữa, phía sau màng nhĩ, liên kết trên một cái màng nhĩ nhỏ nhất, chịu trách nhiệm truyền âm thanh vào tai trong.
Theo các bác sĩ, cô bé rất thích hợp để cấy thiết bị điện cực tai giữa. Thiết bị thay thế chức năng của tai giữa và ngoài. Thiết bị gồm có một bộ phận xử lý âm thanh gắn bên ngoài cùng với mi-crô đặt phía sau tai để thu âm thanh.
Bộ phận tiếp âm được cấy bên trong ở dưới da. Các tín hiệu được truyền từ bộ phận xử lý âm thanh bên ngoài đến bộ phận tiếp âm làm cho rung và nghe được âm thanh.
Cuộc phẫu thuật được thực hiện bởi các nhà giải phẫu của phòng khám chuyên thiểu sản vành tai và không có lỗ ống tai ngoài trực thuộc Quỹ tín thác Guy và St Thomas HS, sở hữu hai bệnh viện thực hành lớn nhất London.

tin liên quan

Sơn nữ biến thành bà già vì bệnh lạ
Khó mà nói hết sự kinh ngạc của chúng tôi trong lần đầu tiên gặp chị ở ngôi nhà nhỏ trên núi hôm ấy. Nhìn chị, không ai nghĩ được ở hình dáng ấy là một phụ nữ 34 tuổi. 
Charlotte được phẫu thuật cấy ghép vào tháng 7.2016, chỉ trước sinh nhật lần thứ tư của cô bé, và thiết bị này bắt đầu hoạt động vào 12 tuần sau đó.
Các bác sĩ cho biết rằng phẫu thuật cấy ghép này có thể giúp các bệnh nhân bị mất thính lực bẩm sinh.
“Charlotte đã nghe được những gì mà trước kia cô bé chưa bao giờ nghe được trước đó và cuối cùng cô bé có thể nghe được tiếng cô giáo giảng bài,” mẹ cô bé vui mừng nói với Mirror.
Các bác sĩ tỉ mỉ điều chỉnh để giúp Charlotte nghe được các âm thanh khác nhau và giọng nói của từng người khác nhau.
Không giống như các thiết bị trợ thính khác, thiết bị này được cấy dưới da, không để lại một vết thương mở mà cần phải chăm sóc nhiều vì có nhiều nguy cơ nhiễm trùng.
Professor Dan Jiang, chuyên tư vấn các bệnh liên quan đến tai mũi họng của Quỹ tín thác Guy và St Thomas, nói với Mirror: “Những bệnh nhi bị hai dị tật tải bẩm sinh: thiểu sản vành tai và thiếu lỗ ống tai ngoài nhưng vẫn còn xương bàn đạp bình thường có thể được phẫu thuật cấy như Charlotte. Thiết bị này rất phù hợp với những bệnh nhi này. Ngoài ra, những người bị nhiễm trùng tai mạn tính hay có các khối u vẫn có thể sử dụng thiết bị này”.
Thiết bị này cũng không gây nên những biến chứng sau này cho phẫu thuật tạo hình vành tai ngoài, bác sĩ Jiang cho biết thêm.
Sophie and Simon Wright cũng có một cô con gái tên Emily (4 tuổi). Họ cho biết khi Charlotte lớn hơn một chút thì cô bé sẽ được phẫu thuật để tạo hình nếu cô bé muốn. “Chúng tôi đã từng lo lắng liệu cô bé cảm thấy ngượng vì tai “bé xíu” không nhưng ngược lại cô bé luôn kể cho mọi người về tai này”.

tin liên quan

Sa sinh dục - nỗi khổ biết tỏ cùng ai?
Sa sinh dục (hay còn gọi sa các cơ quan vùng chậu) là tình trạng bàng quang, tử cung hoặc trực tràng bị sa ra khỏi âm hộ. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến 41% phụ nữ trên 60 tuổi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.