Theo đó, 3 trong 4 lãnh đạo đã hoàn thành xong giao dịch là ông Phạm Hồng Dương - Chủ tịch HĐQT, ông Trần Quốc Thảo - Phó tổng giám đốc và ông Nguyễn Thanh Ngữ - Tổng giám đốc vừa mới công bố thông tin hoàn thành giao dịch mua ngày 20.8.
Những thông tin khả quan liên tiếp đến với cổ phiếu SBT khi ngày 17.8, Công ty CP Đầu tư Thành Thành Công (TTC) đã đăng ký mua vào 16 triệu cổ phần SBT, nhằm tăng tỷ lệ sở hữu từ 19,3% lên 22,17%. Dự kiến của giao dịch từ ngày 22.8 tới ngày 20.9 với tổng giá trị ước lên tới gần 300 tỉ đồng. TTC trở thành cổ đông lớn của SBT từ năm 2010 và đồng hành cùng công ty trong suốt 8 năm qua. Sau giao dịch này, tổng sở hữu của cổ đông lớn này và các bên liên quan sẽ chiếm 28,01% so với từ 25,14% chốt ngày 31.7.2018.
Đây là bước đi tiếp tục của lộ trình tăng tỷ lệ sở hữu nhóm cổ đông này lên mức 51% như đã được đề cập trong Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông niên độ 2016 - 2017 của SBT. Kết thúc niên độ 2017 - 2018 ngày 30.6.2018, nhóm cổ đông này đã thực hiện mua vào 15 triệu cổ phần, duy trì tỷ lệ sở hữu ở mức 25,14%.
Theo Ban lãnh đạo của TTC, đây là khoảng thời gian rất phù hợp để cổ đông lớn này gia tăng tỷ lệ sở hữu tại SBT, góp phần hiện thực hóa mục tiêu nói trên và tiếp tục đồng hành cùng SBT trên con đường trở thành công ty mía đường hàng đầu khu vực Đông Dương, nỗ lực rút ngắn khoảng cách với các đối thủ trong khu vực châu Á như Thái Lan, Ấn Độ…
Nhìn chung trong 8 tháng đầu năm 2018, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam không khả quan như nhận định từ đầu năm của các công ty chứng khoán. Theo Bloomberg và Công ty chứng khoán Rồng Việt, tỷ suất sinh lời của TTCK Việt Nam là (-0,7%) từ ngày 1.7.2018 đến ngày 10.8.2018 trong khi những TTCK khác như Philippines, Thái Lan, Malaysia và Indonesia đều tăng trưởng dương lần lượt là 8,8%, 6,1%, 5,3% và 2,8%. Tuy nhiên tính từ đầu năm 2018 đến nay, TTCK Việt Nam lại có tỷ suất sinh lời chỉ (-4,1%), đứng sau TTCK Nhật Bản (-3,8%) và Malaysia (-0,2%) và tốt hơn hẳn những TTCK còn lại bao gồm Thái Lan (-4,8%), Indonesia (-10,7%), Hàn Quốc (-13,6%), Philippines (-14,4%) và tệ nhất là Trung Quốc (-19,8%).
Trong bối cảnh chung của vòng quay vĩ mô, thống kê lại về tình hình cổ phiếu SBT trong thời gian gần đây, kể từ ngày 28.5 tới 17.8.2018, trong khoảng gần 3 tháng, cổ phiếu SBT đã có những chuyển biến đầy tích cực khi vượt lên trên mức 18.000 đồng, đạt 18.350 đồng tại ngày 17.8, bật tăng trở lại gần 30% và khối lượng giao dịch trung bình lên tới gần 2,6 triệu trong một phiên.
Theo thống kê các mã cổ phiếu tăng mạnh và giao dịch nhiều nhất trong 5 phiên gần đây của Vietstock, SBT lọt top 10 chứng khoán tăng giá nhiều nhất và giao dịch nhiều nhất với tăng trưởng lần lượt là 14% và 13% khi giá cổ phiếu SBT đạt 18.350đ và khối lượng giao dịch trung bình đạt gần 3,9 triệu cổ phiếu.
Điểm lại những Công ty Mía đường khác trên TTCK, cũng trong giai đoạn từ ngày 28.5 tới 17.8, khối lượng giao dịch trung bình của cổ phiếu QNS (Công ty CP Đường Quảng Ngãi) đạt trung bình 200.000 cổ phiếu/phiên, giá trị tăng 1,5%; số liệu tương ứng với mã LSS (Công ty CP Mía đường Lam Sơn) là 48.000 cổ phiếu/phiên và giá trị giảm 20%; SLS (Công ty CP Mía Đường Sơn La) khoảng 7.500 cổ phiếu/phiên với giá trị cổ phiểu hầu như không có biến động và cuối cùng là KTS (Công ty CP Đường Kontum) 300 cổ phiếu/phiên với giá trị giảm gần 14%.
Về cổ đông lớn TTC, là tập đoàn đa ngành hoạt động trong 5 lĩnh vực chính bao gồm Nông nghiệp (SBT), Bất động sản (SCR), Du lịch (VNG), Năng lượng và Giáo dục; trong đó Nông nghiệp được xem là nền tảng và TTC Sugar là một trong những mảng kinh doanh chủ lực mà TTC đặc biệt chú trọng đầu tư.
Trải qua 39 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn TTC ngày càng lớn mạnh thông qua việc thành lập mới các công ty thành viên, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thực hiện các thương vụ M&A từ các ngành nghề và lĩnh vực hoạt động khác nhau, tại các thời điểm khác nhau.
Bình luận (0)