Đam mê "lén lút"
Can Tiểu Hy tên thật là Phan Cao Hà My (sinh năm 1990), cựu sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM. Từ nhỏ, My đã rất mê vẽ và hay mơ mộng. Nhưng bố mẹ ngăn cấm vì sợ cô bỏ bê việc học, thậm chí có lúc bố mẹ phát hiện bức vẽ nào thì xé ngay. Vì vậy, suốt thời tiểu học, My thường xuyên vẽ tranh lén lút. Càng khó khăn, My lại càng quyết tâm theo đuổi.
"Lớn lên, bằng nhiều cách, mình chứng minh cho bố mẹ thấy rằng, công việc của mình hoàn toàn nghiêm túc và có thể nuôi sống bản thân. Đam mê vẽ truyện theo mình từ lúc nhỏ nên hiện tại, mình chỉ làm những gì ngày xưa từng mơ ước", Hà My chia sẻ. Lúc ấy, chưa có nhiều trường lớp chuyên dạy vẽ nên hầu như kiến thức về tranh do My tự nghiên cứu và thực hành.
Mãi đến khi My cho ra đời ba tác phẩm truyện tranh: Thơ duyên, Tam thế và Địa ngục môn, bố mẹ cô mới dần tin tưởng và ủng hộ My theo đuổi nghề vẽ. Trong đó, Địa ngục môn là tác phẩm đánh dấu rõ nét tên tuổi của My trong sự nghiệp. Đây là câu chuyện kể về một cô gái vì sự nhầm lẫn mà bất ngờ bị đưa xuống cõi chết. Cô quyết tâm tìm hiểu nguyên nhân cái chết của mình và tìm đường về dương gian. Trải qua hành trình dài dưới địa ngục, nhân vật chính dần hiểu thêm về giá trị của cuộc sống, trân trọng những mối quan hệ, những ràng buộc gắn bó của cô khi còn ở dương thế.
Mất khoảng 2 năm, My mới hoàn thành tác phẩm này. My cho biết: "Với truyện tranh, mình cho rằng khó khăn rất nhiều nhưng không có thất bại. Một khi đã sáng tác, dù được đón nhận hay không, tác giả cũng học được rất nhiều kinh nghiệm và trưởng thành hơn. Vì vậy, những gì bỏ ra, mình thấy đều đáng giá".
|
Thành công nhờ kiên trì
|
Đề tài trong những tác phẩm của My mang hơi hướng nhân - quả. Điều đó xuất phát từ những gì cô từng trải qua, và một phần từ sự quan sát thực tế. Với My, sự sáng tạo trong nghệ thuật rất quan trọng.
"Cảm hứng sáng tạo đến với mình rất ngẫu nhiên, lúc đi dạo, nghe một bài hát hay chứng kiến một tình huống đều khiến mình nảy ra ý tưởng. Đặc biệt, mình rất hay bị bế tắc ý tưởng. Những lúc đó, mình phải liệt kê ra danh sách những tình huống nhân vật có thể hoặc không bao giờ gặp phải để nhìn nhận vấn đề sâu hơn, từ đó, chọn lọc ý tưởng quý nhất để đưa vào truyện", My kể.
Cô cũng chia sẻ thêm, lúc mới vẽ truyện, cô phải đợi cảm hứng đến, còn bây giờ phải tạo ra cảm hứng bằng nhiều cách như: nghe một list nhạc yêu thích, tạo cho mình thói quen đúng giờ khi làm việc, làm càng lâu cảm hứng sẽ tự nhiên kéo đến.
|
|
Có thể nói, giải bạc tại cuộc thi truyện tranh quốc tế là bước ngoặt tạo động lực và tự tin cho My với đam mê vẽ tranh. "Mình thường thấy các bạn trẻ thường ngại bắt đầu. Riêng truyện tranh, có bạn chưa tự tin về kịch bản, có bạn tự ti về nét vẽ và đợi khi đủ trình độ rồi mới bắt đầu vẽ truyện. Nhưng thực ra chỉ khi vẽ rồi thì các bạn mới có kinh nghiệm. Vì vậy, theo mình, nếu đã mê thì các bạn đừng sợ, đừng ngại, hãy cứ làm đi. Đặc biệt, thể hiện cái tôi trong nghệ thuật với mình không phải là miễn cưỡng tạo ra một thứ độc nhất vô nhị, khác biệt mà chính là vẽ những thứ mình yêu thích, đam mê và tin tưởng", My bộc bạch.
Ngoài vẽ truyện, Hà My còn vẽ thiết kế và minh họa cho khách trong và ngoài nước. Hiện nay, cô là họa sĩ của Công ty Comicola.
Đồng thời, My còn là giám khảo cuộc thi "Vẽ đam mê" do Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM tổ chức.
Trước đó, My là người sáng lập đồng thời là chủ tịch CLB truyện tranh của trường ĐH Kiến trúc TP.HCM.
My đoạt giải bạc cuộc thi truyện tranh quốc tế International Manga Award lần thứ 10 tại Nhật Bản.
|
tin liên quan
Bất ngờ với cô gái Việt đầu tiên học thạc sĩ cờ vây tại Hàn QuốcLê Kiều Khánh Linh (sinh năm 1994) từng là cựu sinh viên của Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội). Cô khiến không ít bạn bè bất ngờ khi quyết định học lên thạc sĩ, chuyên ngành Cờ vây học ở ĐH Myongji, Hàn Quốc.
tin liên quan
Chàng trai Việt thực hiện giấc mơ ở 2 trường đại học danh tiếng MỹLê Mậu Tuấn đã xuất sắc giành được học bổng trị giá 8 tỉ đồng nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Học viện Công nghệ Massachusetts (Boston, Mỹ) và trúng tuyển vào chương trình thạc sĩ Khoa học Y khoa tại ĐH Y Harvard (Mỹ)
tin liên quan
Cô giáo Canada đã làm gì để được nhận giải thưởng 1 triệu USD?Không ít lần, cô Maggie MacDonnell bước vào lớp và thấy những chiếc bàn bỏ trống. Học trò cô không bỏ học, các em đã chết, một số nghiện ma túy, số khác tự tử. Cô ám ảnh về tương lai tăm tối của các em.
Bình luận (0)