Dự án cộng đồng mang tên “Foundation of Hope - Dự án Hy vọng” chính thức khởi động nhằm giúp đỡ những trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam (tại làng Hòa Bình, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Tình nguyện để trưởng thành
Hoàn thành chương trình lớp 11, Ngọc Lê sang Mỹ du học. Sau giờ học, Ngọc Lê hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện. “Ở Mỹ, không chỉ sinh viên mà các em nhỏ hay những người đang đi làm cũng nhiệt tình tham gia hoạt động tình nguyện. Mình và các bạn cùng lớp thường rủ nhau cùng tham gia các hoạt động như: bán vé cho sự kiện thiện nguyện, nhặt rác, quét đường… nhằm giúp những người có hoàn cảnh khó khăn. Có những lúc, mình mệt mỏi và xuống tinh thần thì có bạn bè kéo lên và ngược lại. Công việc tình nguyện giúp mình hòa nhập văn hóa và trưởng thành hơn”, Ngọc Lê chia sẻ.
tin liên quan
Cô gái 9X kể chuyện trở thành công dân toàn cầu'Mình sinh ra và lớn lên ở một huyện miền núi tỉnh Ninh Bình. Từ nhỏ, mình đã luôn tò mò về thế giới bên ngoài, cuộc sống văn hóa có khác gì với miền quê Việt Nam hay không', Đinh Thị Thanh Hoa chia sẻ.
Hơn 4 năm du học nước ngoài, Ngọc Lê luôn ấp ủ dự định trở về Việt Nam làm dự án thiện nguyện đúng nghĩa. Tình cờ, Ngọc Lê biết Quỹ từ thiện “Projects for Peace” (Quỹ từ thiện Hòa bình, tại Mỹ). Năm 2015, Ngọc Lê dành thời gian tìm hiểu tác hại của chất độc màu da cam ảnh hưởng đến người dân Việt Nam thời chiến tranh. “Người dân Mỹ đều biết chất điôxin gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Nhưng họ chưa thấy được hậu quả nặng nề mà người dân Việt Nam phải gánh chịu. Từ những trăn trở đó, mình bắt đầu lên ý tưởng và viết dự án để bù đắp tinh thần cho nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam”, Ngọc Lê kể.
Năm 2014, Ngọc Lê gửi bản tóm tắt dự án đến quỹ từ thiện. Kế hoạch của cô bạn là sử dụng số tiền tài trợ xây dựng một khu sân chơi cho trẻ em ở làng Hòa Bình. Năm đó, dự án nằm trong danh sách dự bị. Đại diện của tổ chức góp ý với Ngọc Lê rằng, ý tưởng kế hoạch dự án khó khả thi khi cô chỉ có thể về Việt Nam trong khoảng một tháng.
Tìm hướng giải quyết, Ngọc Lê gọi điện về Việt Nam nhờ gia đình, bạn bè trợ giúp. “Mình nhờ mọi người đi tiền trạm để tìm hiểu cuộc sống các em nhỏ và liên lạc với các bác lãnh đạo ở trung tâm qua email. Mình giới thiệu rõ mục đích, kế hoạch dự án. Các bác chia sẻ những điều kiện vật chất mà trung tâm còn thiếu thốn. Nắm thông tin, mình vạch ra kế hoạch mới cho dự án”. Để tăng tính thuyết phục, Ngọc Lê gửi bản dự án đến giáo viên trường để xin ý kiến nhận xét trước khi gửi lại quỹ từ thiện xin hỗ trợ kinh phí. Kết quả là, năm 2015, dự án “Foundation of Hope” nằm trong danh sách nhận tài trợ
Làm “cô giáo” trong 4 tuần
Tháng 5.2016, Ngọc Lê trở về Việt Nam làm dự án và tuyển thêm 10 tình nguyện viên hỗ trợ dự án. Ngọc Lê dùng số tiền 10.000 USD mua các thiết bị cần thiết: máy điều hòa, bình nước nóng lạnh, vải… và sửa chữa một công trình tại đây. Ngọc Lê còn lên kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các em nhỏ diễn ra trong 4 tuần. Để có đủ kinh nghiệm đứng lớp, cô đã tìm hiểu qua mạng xã hội và hỏi ý kiến của các giáo viên sư phạm tại Mỹ. Những giờ lên lớp, cô tạo cảm hứng cho các em bằng nhiều hoạt động khác nhau như: dạy đạo đức, lịch sử thông qua viêc tham quan các địa điểm: lăng Bác, làng gốm Bát Tràng, phố cổ Hà Nội…
tin liên quan
Cô gái 9X mở lớp hùng biện miễn phí'Với mình, hùng biện là cách chúng ta thể hiện những suy nghĩ của bản
thân và thuyết phục mọi người tin vào điều đó', Lê Khánh Linh (21 tuổi, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội) chia sẻ.
Bên cạnh đó, Ngọc Lê còn tổ chức các hoạt động vui chơi: quản trò, dạy các bé múa hát, gấp giấy thủ công… “Trẻ em ở làng Hòa Bình rất thân thiện và đáng yêu lắm. Có mấy hôm mình đến thăm, chơi đùa cùng các em. Chiều đến, mình vẫy tay chào, ra về. Các bé luôn hỏi hôm sau mình có đến nữa không. Mình đáp sẽ đến nhiều hơn nữa. Các em reo hò, khuôn mặt tràn đầy hạnh phúc”, Ngọc Lê nói.
Trong suốt quá trình thực hiện dự án, Ngọc Lê nhận được tình cảm của thầy cô và sự hỗ trợ từ bạn bè quốc tế. Trước khi trở về Việt Nam, mọi người dành tặng cho Ngọc Lê tấm thiệp cao 50 cm kèm theo những lời động viên. Đó là những kỷ niệm mà Lê không bao giờ quên. Bạn bè khuyên Ngọc Lê rằng, về nước 4 tuần sao không đi chơi thỏa thích mà bù đầu vào công việc. Ngọc Lê tâm sự: “Tác hại của điôxin đã lấy đi một phần cuộc sống của các em. Nhưng các bé luôn lạc quan, hy vọng và ước mơ. Thời gian làm tình nguyện là lúc mình dạo chơi bên các bé. Những buổi ngoại khóa ngoài trời, các bé tíu tít đòi chụp ảnh và mời mình ăn bánh. Ngọc Lê cảm thấy xúc động và hài lòng với những gì mình đã làm. Trở về Mỹ, mình sẽ chia sẻ những điều tốt đẹp ấy đến bạn bè quốc tế”, Ngọc Lê tâm sự.
tin liên quan
Chàng trai 9x chia sẻ kinh nghiệm 'săn' học bổng ĐH Oxford'Cuối năm 2015, khi cảm thấy profile đã đủ mạnh, mình mới quyết định nộp hồ sơ vào ĐH Oxford', Vũ Đỗ Khanh - chàng trai giành học bổng toàn phần của ĐH Oxford - chia sẻ.
tin liên quan
Cô gái Việt tranh tài ở cuộc thi vô địch thế giới về trí nhớMai Thị Tường Vân là một trong hai thí sinh đại diện cho Việt Nam tham dự giải vô địch thế giới về trí nhớ (The 25th World Memory Championships) diễn ra tại Singapore.
Năm 2015, Tổ chức từ thiện tại Mỹ công bố dự án của Ngọc Lê đạt
giải Nhì trong vòng chung kết khu vực Washington DC, Maryland và
Virginia.
Tại Mỹ, Ngọc Lê còn là tình nguyện viên của tổ chức “Heartly House”
tham gia phòng chống bạo lực gia đình, lạm dục tình dục trẻ em. Cô bạn
còn tham gia tổ chức sự kiện vì hòa bình cho các doanh nhân và lãnh đạo
khu vực thành phố mang tên “World Peace Forum: Peace Starts In Our
Community”.
|
Bình luận (0)