Theo tờ Mothership ngày 19.3, Joan Hung (27 tuổi, vận động viên bóng lăn của Singapore) là một trong những cầu thủ giàu kinh nghiệm nhất của đội.
Joan Hung làm việc tại Athlete Development (tổ chức cung cấp các chương trình và huấn luyện cho các vận động viên) với tư cách là người hỗ trợ.
Chứng mất thị lực của Joan Hung là do di truyền. Cả bố và mẹ Joan Hung đều bị mù hoàn toàn. Giống như cha mình, Joan Hung mắc bệnh aniridia, điều đó có nghĩa là Joan Hung không có mống mắt.
“Giống như một ống kính máy ảnh bị hỏng”, Joan Hung giải thích.
Vào quãng thời gian nghỉ học giữa cao đẳng và đại học, Joan Hung đã đi làm thêm. Một số đồng nghiệp đã rủ cô đi chơi bóng lăn (bóng lăn môn thể thao dành cho người khiếm thị) cùng và Joan Hung đã đồng ý.
Sau đó, cô gái 27 tuổi này chia sẻ rằng không chắc là từ khi nào, bóng lăn đã bắt đầu trở thành sở thích và một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cô.
“Bình thường, tôi tập luyện từ bốn đến năm lần một tuần, trong các cuộc thi, nó gấp đôi. Tôi thường thức dậy sớm hơn để có thể chạy bộ hoặc chạy một vòng trước khi đi làm”, cô gái chia sẻ về thời gian tập luyện của mình.
Mặc dù những người khỏe mạnh có thể tham gia môn thể thao này, nhưng các sự kiện thi đấu yêu cầu người chơi phải có thị lực dưới 10%. Để đảm bảo tính công bằng, tất cả người chơi phải đeo kính che mắt (giống như một cặp kính thể thao, nhưng có tròng tối màu, mờ đục).
Đây là một trong những điều Joan Hung thích nhất ở môn bóng lăn.
“Mọi người đều ở trên một sân chơi bình đẳng. Không có vấn đề gì nếu bạn bị cận thị, bạn có thị lực kém, không có tầm nhìn. Sau khi che mắt, nếu bạn nỗ lực, nếu bạn dành thời gian để tập luyện… bạn có thể cải thiện hết khả năng của mình”, cô giải thích.
Mặc dù là một đội còn khá trẻ nhưng Joan Hung và các đồng đội đã trải qua những cột mốc quan trọng.
Đội của Joan Hung nổi lên từ ASEAN Para Games 2022 với huy chương bạc.
Hiện tại, cô gái này đã bắt đầu làm huấn luyện viên thể thao.
Bình luận (0)