Cô gái dũng cảm hút nọc độc để cứu mẹ khi bị rắn cắn

24/03/2023 11:30 GMT+7

Một cô gái đã cứu mạng mẹ mình khi hút nọc độc từ chân người mẹ bị rắn cắn. Cô đã giành được nhiều sự ngưỡng mộ của mọi người vì sự dũng cảm và điềm tĩnh của mình.

Theo tờ India Times ngày 22.3, vụ việc xảy ra ở Puttur (thị trấn thuộc Quận Dakshina Kannada, Karnataka, Ấn Độ). “Tôi bước vào khu vực nông nghiệp để bật máy bơm nước và vô ý giẫm phải một con rắn hổ mang. Sau đó, bị con rắn cắn vào chân”, Mamata Rai (mẹ của Shramya) nhớ lại.

Ngay khi biết mình bị rắn độc cắn, Mamata đã dùng cỏ khô quấn lên vết cắn để ngăn nọc độc lan đến các cơ quan quan trọng của cơ thể.

May mắn là Shramya đã đến thăm trang trại của mẹ và có mặt ở đó khi bà bị rắn cắn.

Cô gái dũng cảm hút nọc độc từ chân người mẹ để cứu đấng sinh thành - Ảnh 1.

Hai mẹ con Shramya

CHỤP MÀN HÌNH TRANG INDIA TIMES

Shramya nhận ra rằng cỏ khô sẽ không đủ để ngăn nọc độc lan rộng. Do đó, trước khi đưa người mẹ đến bệnh viện, Shramya đã hút chất độc bằng miệng để cứu sống bà. Theo các nhân viên bệnh viện, hành động nhanh chóng của Shramya đã cứu mạng mẹ mình.

Shramya hiện là sinh viên Trường CĐ Nghệ thuật, khoa học và thương mại Vivekananda. Vì đã cứu mẹ khỏi bị rắn cắn, cô đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Shramya nói rằng đã xem nó trong phim và nghe nói về cách thức hoạt động của phương pháp hút chất độc này.

Sau khi ở lại bệnh viện một ngày, Mamata đã được xác nhận sức khỏe khỏe mạnh và được xuất viện. Bệnh viện cho biết người mẹ bị rắn hổ lục Malabar cắn.

Cô gái dũng cảm hút nọc độc từ chân người mẹ để cứu đấng sinh thành - Ảnh 2.

Người mẹ đã bị rắn hổ lục Malabar cắn

CHỤP MÀN HÌNH TRANG INDIA TIMES

Ở nhiều quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, rắn cắn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications ước tính rằng có tới 64.100 trong số 78.600 trường hợp tử vong do rắn cắn trên toàn thế giới xảy ra ở Ấn Độ.

Khi một con rắn độc cắn một người, nọc độc sẽ đi vào máu và có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào loại rắn và lượng nọc độc được tràn vào.

Những triệu chứng này có thể bao gồm: đau, sưng, đỏ, phồng rộp và hoại tử (mô chết) xung quanh vùng bị cắn, cũng như các tác dụng toàn thân như nhức đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, ngất xỉu và khó thở.

Nếu không được điều trị, rắn cắn có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như chảy máu nghiêm trọng, tổn thương cơ quan và suy hô hấp. Trong một số trường hợp, nọc độc có thể gây tê liệt, hôn mê và thậm chí tử vong. Do đó, điều quan trọng là phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn hoặc người quen của bạn bị rắn cắn, đặc biệt nếu đó làrắn độc.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.