Tan biến mộng đổi đời
Như Thanh Niên thông tin, ngày 9.7, chị Bùi Thị Mơ (26 tuổi) về nhà tại ấp Bào Thùng (xã Rạch Chèo, H.Phú Tân, Cà Mau) sau 6 năm lấy chồng người Trung Quốc. Trước đó, ông Bùi Văn Bi (59 tuổi) đã đến Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn để đón con gái trong trạng thái tinh thần hoảng loạn.
tin liên quan
Thêm cô gái không nhớ gì sau 6 năm lấy chồng Trung Quốc gặp lại cha mẹ
Bà Huỳnh Thị Hằng (mẹ của Mơ) nhớ lại: “Sau khi thôi chồng, Mơ được một người đàn bà (gia đình không nhớ tên) quê ở H.Ngọc Hiển mai mối gả chồng người Trung Quốc. Vì lo lắng gia đình cũng không đồng ý gả, nhưng con Mơ quyết đi, vì muốn kiếm tiền phụ giúp gia đình do gia đình quá nghèo".
Từ mai mối, Mơ phải chuyển hộ khẩu về quê người phụ nữ làm mai để "hợp thức hóa" giấy tờ. Sau đó ít tháng thì sang Trung Quốc sinh sống mà không có một đám cưới nào. Cuộc hôn nhân này không kéo dài lâu thì Mơ và người chồng này chia tay. Lại được mai mối tiếp, Mơ lấy một người đàn ông người Trung Quốc khác và có với người này 2 người con.
Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND xã Rạch Chèo, cho biết: “Tôi nghe được thông tin trên mạng xã hội, người dân phát hiện chị Mơ có chồng ở Trung Quốc rồi, tự đi về Việt Nam trong tình trạng tinh thần hoảng loạn. Từ đó Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn nhận nuôi chị. Sau đó có một đoàn từ thiện ở Cà Mau lên Lạng Sơn phát hiện chị Mơ và tiếp tục chia sẻ lên mạng xã hội. Nhờ đó gia đình ông Bi mới nhìn ra đúng là con mình”.
'Trốn về là nó giết chết'
Ông Bi cho biết: “Lúc gặp tôi, Mơ không nhận ra, cũng không nhớ gì. Tôi hỏi đến đâu thì Mơ trả lời đến đó, nhưng không rõ ràng. Sau đó, thấy tình trạng con không ổn nên tôi nhờ người mua thuốc cho Mơ uống. Dần dần sức khỏe Mơ cũng tạm ổn, nhưng lúc nhớ lúc quên, nói chuyện không đầu không đuôi”.
tin liên quan
Cô gái không nhớ gì sau 22 năm lưu lạc Trung Quốc đã nhờ 'mảnh giấy' này để về nhà
Cùng lúc này, ông Bi cũng được mọi người trong xóm cho ông xem hình ảnh, đoạn video clip về một cô gái nói tiếng Trung Quốc trên mạng xã hội. Khi xem, ông nhận ra con mình. Theo số điện thoại được đăng tải trong bài viết, ông Bi liên lạc và gặp được bà Phạm Yến, Chủ nhiệm CLB Thắp sáng niềm tin ở Lạng Sơn.
Bà Bùi Thị Tuyền (cô ruột của Mơ) kể: "Bà Yến cho biết, ban đầu, Mơ không hợp tác, không ăn uống, tinh thần hoảng loạn. Trong khoảng một tuần sau khi vào Trung tâm bảo trợ xã hội, Mơ toàn nói tiếng nước ngoài". Những người trong câu lạc bộ thường xuyên thăm hỏi gợi mở thông tin thì Mơ mới nói được những từ như: Cà Mau - Cái Nước - Rạch Trầu và kênh 90. Các ngày tiếp theo Mơ nhắc đến các tên Bùi Văn Bi, Bùi Thị Mơ. Tổ chức từ thiện này sau đó quay lại video clip, rồi chia sẻ lên mạng.
|
Sau đó, gia đình ông Bi có liên hệ với gia đình chồng Mơ thì họ nói tiếng Trung Quốc nên không hiểu gì. Trong khi đó, bà Hằng cho hay: “Khoảng qua Tết, có một lần Mơ gọi về nói rằng đã bị công an bắt nửa tháng rồi, kêu tôi làm giấy tờ. Nhưng lúc đó đã cắt khẩu Mơ rồi, gia đình tôi cũng không biết làm sao để làm”.
Với tình trạng quên quên nhớ nhớ, lúc nói tiếng Việt, lúc nói tiếng Trung, chị Mơ cho biết, chị và người chồng đầu tiên ở Trung Quốc chỉ sống được với nhau khoảng 1 năm vì vợ chồng hay cãi vã. Sau đó, qua mai mối Mơ lấy một người chồng người Trung Quốc khác. “Thằng con lớn 5 tuổi đã đi học mẫu giáo, còn 1 thằng thì 4 tuổi”, chị Mơ kể.
Bình luận (0)