Tuy lương bổng ít ỏi nhưng cô luôn dành một phần tiền của mình để mua đồ dùng học tập cho học sinh.
Mỗi ngày, cô giáo Uyên phải dậy từ 4 giờ 30, chuẩn bị thức ăn cho đứa con mới lên 5 rồi tất tả ra bến xe buýt để kịp đến trường trước 7 giờ sáng. Cuối ngày, cô Uyên lại ra trước cổng trường đón xe trở lại TP.Pleiku. Đến nhá nhem tối, cả nhà mới sum họp quây quần với bữa cơm duy nhất trong ngày. Cô giáo Uyên kể: “Quê em ở H.Thăng Bình (Quảng Nam), vào Gia Lai học Trường cao đẳng Sư phạm, chuyên ngành mỹ thuật. Con người, vùng đất nơi đây níu chân em khi nào chẳng hay…”.tin liên quan
Những giáo viên quyết liệt đổi mớiCó những nhà giáo say sưa đến quyết liệt với phương pháp giáo dục mới mẻ, bởi họ cảm nhận đó là con đường tốt nhất cho tương lai học sinh, dù hành trình 'bảo vệ' phương pháp ấy tốn nhiều thời gian, sức lực và chịu nhiều sức ép từ dư luận.
Chúng tôi đã thấy những bức vẽ, những tác phẩm đa dạng do học sinh của cô Uyên sáng tác nên. Đó là cảnh gia đình ấm áp, là những bức tranh tĩnh vật, là những tác phẩm bằng gạo, đỗ đen, tranh xé giấy…
Cô cho biết những bức tranh của các em rất khá, có thể gửi dự thi. Vì vậy, nên dù vất vả nhưng cô Uyên vẫn thấy vui và cố gắng giúp các em ươm niềm yêu thích của mình. Cô nói thêm: “Cái lạnh cao nguyên đến rồi. Nhìn nhiều em không có áo ấm đến trường, thương lắm! Tôi mong có ai giúp đỡ để các em có thêm manh áo ấm đến trường, có thêm đồ dùng học tập để học tốt hơn”.
Thầy Lê Thiên Thịnh, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Đăk Yă, cho biết: “Trường có 453 học sinh, trong đó học sinh người bản địa chiếm gần một nửa. Các em còn thiếu thốn nhiều thứ. Nhiều năm qua cô Uyên luôn tự bỏ tiền lương ra giúp các cháu. Chuyên môn của cô tốt cộng với tình thương các em khiến các tiết học của cô Uyên rất chất lượng”.
tin liên quan
Gieo chữ ở biên cươngKhông chỉ cầm súng canh giữ, bảo vệ chủ quyền biên giới, nhiều người lính biên phòng còn tình nguyện đứng lớp dạy học, mang tri thức đến với những bản làng nơi biên cương.
Bình luận (0)