Cô Lê Thị Ngọc Thắm (43 tuổi, giáo viên dạy môn ngữ văn, Trường THCS thị trấn Củ Chi) chia sẻ: “Tôi đã tham gia hiến máu tình nguyện từ khi còn là sinh viên. Thời đó, phong trào hiến máu tình nguyện chưa có nhiều hoạt động rộng rãi như bây giờ nên tình trạng thiếu máu ở các bệnh viện diễn ra thường xuyên. Thế là, mỗi khi nhà trường có đợt hiến máu tình nguyện, tôi đều đăng kí tham gia”.
Hơn 20 năm qua, hiến máu tình nguyện với cô là một việc làm thường xuyên, đều đặn. Cô Thắm nhớ nhất lần một đồng nghiệp của cô bị tiền sản giật, cần truyền máu khẩn cấp mới cứu được qua cơn nguy kịch. Các bác sĩ đã phải huy động máu truyền từ cả nguồn máu dự trữ của bệnh viện và nguồn máu cho tại chỗ vẫn không đủ.
tin liên quan
Bộ Y tế ủng hộ phương án hiến máu tự nguyệnTrong dự thảo Luật về máu và tế bào gốc, Bộ Y tế đề xuất hai phương án: bắt buộc hiến máu 1 năm/lần và tình nguyện hiến máu. Bộ Y tế khẳng định Bộ ủng hộ phương án hiến máu tự nguyện.
“Khi đó, tôi đã tình nguyện hiến máu. Tuy nhiên, vì tôi vừa hiến máu trước đó chưa tròn 100 ngày nên các bác sĩ khuyên không nên hiến máu tiếp. Nhìn đồng nghiệp nguy kịch, đang rất cần máu và bệnh viện chưa thể huy động đủ nguồn máu cho, nên tôi vẫn quyết định hiến máu lúc đó”, cô Thắm kể.
Chứng kiến tình cảnh như trên, cô giáo dạy ngữ văn thấm thía rằng “mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” và càng gắn bó hơn với phong trào hiến máu tình nguyện. Đến nay, khi nào có phong trào vận động hiến máu cứu người là cô Thắm đều tham gia.
|
“Gia đình cũng ủng hộ việc làm có ý nghĩa này nên thấy cũng vui! Khi sinh con thì tôi có gián đoạn một thời gian, khi sức khỏe ổn định là lại tham gia hiến máu cứu người”, cô Thắm tâm sự.
|
Theo bác sĩ Ninh, Trung tâm Hiến máu nhân đạo chính thức được thành lập từ ngày 31.12.1994. Đến nay, toàn TP đã có hơn 2 triệu lượt người dân tham gia hiến máu tình nguyện, đạt trên 2,3 triệu đơn vị máu.
Trong đó, có những người hiến máu thường xuyên, đều đặn, đến con số kỷ lục như: anh Nguyễn Hữu Thuận với 88 lần hiến máu tình nguyện và là người có số lần hiến máu cao nhất TP.HCM.
“Mọi người cần hiểu rằng hiến máu không gây đau đớn. Hiến máu rất an toàn và không làm người hiến cảm thấy ốm yếu hay mệt mỏi. Vì thế không nên sợ hãi. Khi hiến máu là chúng ta đã làm việc có ích vì “mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”. Càng có nhiều người hiến máu thường xuyên được tuyển chọn thì nguồn cung cấp máu sẽ càng an toàn và đảm bảo hơn”, bác sĩ Ninh khẳng định.
Nhằm khuyến khích và tôn vinh những người hiến máu tình nguyện, ngày 14.6 hàng năm được chọn là “Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu”.
Ngày 9.6, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện TP.HCM đã tổ chức Lễ tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2017.
TP.HCM có đội hiến máu dự bị 10.000 người của Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP và 24 quận/huyện luôn sẵn sàng hiến máu bất cứ lúc nào cho các bệnh nhân cần máu khẩn cấp. Đặc biệt, có 196 người trong đội máu hiếm, luôn sẵn sàng hiến máu cứu các bệnh nhân có nhóm máu Rh-.
|
tin liên quan
Ghép trái tim thiếu nữ cho chàng trai 27 tuổiChiều 1.6, bác sĩ Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) thông báo, lần đầu tiên BV Chợ Rẫy thực hiện thành công ca ghép tim từ người cho chết não, dưới sự hỗ trợ các chuyên gia từ BV Việt Đức (Hà Nội).
Bình luận (0)