Trung Quốc, Malaysia đã cấm
|
Hệ quả là cả nước hiện tồn đọng hơn 20.000 container tại các cảng biển, trong đó riêng khu vực TP.HCM tồn hơn 5.000 container. Các cảng biển đang chịu áp lực lớn về việc tồn đọng phế liệu trong thời gian dài, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh. Trước việc Trung Quốc và Malaysia tiếp tục siết nhập khẩu phế liệu trong năm nay, Tổng cục Hải quan cũng tiếp tục có cảnh báo phế liệu sẽ có nguy cơ dịch chuyển mạnh vào VN, thậm chí khả năng xuất hiện thủ đoạn buôn lậu qua đường bộ.
Giải pháp trước mắt được cơ quan hải quan đưa ra vẫn là tiếp tục kiểm tra, kiểm soát phế liệu nhập khẩu, đặc biệt ngăn chặn hành vi buôn lậu phế liệu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, VN phải có giải pháp mạnh tay hơn là cấm hẳn việc nhập khẩu phế liệu, như cách Trung Quốc và Malaysia đang làm thì mới có thể ngăn chặn tình trạng nhập rác vào VN vẫn đang gia tăng mạnh mẽ hiện nay.
Khuyến khích sử dụng phế liệu trong nước
tin liên quan
Lúng túng với hơn 20.000 container phế liệu tồn tại các cảngKhông đồng ý với quan điểm này, chuyên gia môi trường, GS-TSKH Lê Huy Bá (Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường) nhấn mạnh, đã đến lúc VN nên đặt vấn đề cấm nhập khẩu một số nhóm phế liệu, có chính sách khuyến khích sử dụng phế liệu tái chế trong nước. “Đừng lấy lý do chúng ta còn nghèo quá, phải dùng phế liệu mới có hàng rẻ được. Mỗi người nhịn một chút, giá nhỉnh hơn một chút, tiến đến sử dụng nguyên liệu sạch, vẫn tốt gấp bội lần dùng phế liệu. Chưa kể, không phải trong nước đang không cung cấp đủ nguồn nguyên liệu tái chế mà chính chúng ta đang bỏ mặc, đi nhập về làm cho nhanh, cho tiện, cho dễ. Trung Quốc có kinh nghiệm gần 40 năm phát triển ồ ạt ngành công nghiệp tái chế và đã làm giàu từ rác. Nhưng chính việc trả giá quá đắt cho sức khỏe người dân, tai tiếng trên thị trường thế giới... khiến họ ngộ ra”, GS-TSKH Bá đặt vấn đề.
Ý kiến của GS-TSKH Lê Huy Bá hoàn toàn có cơ sở. Một bài báo trên tờ The Guardian (ngày 9.12.2018) viết về “thảm họa môi trường” biển VN cho biết có 8,1 tỉ hộp bao bì sữa của Tetra Pak được tiêu thụ hằng năm tại VN nhưng chỉ 20% lượng vỏ hộp sữa đó được tái chế. Khi tác giả bài báo tìm đến nhà máy tái chế vỏ hộp sữa Tetra Pak tại VN do chính công ty này giới thiệu thì phát hiện tỷ lệ tái chế vỏ hộp sữa còn thấp hơn con số 20% nói trên rất nhiều. Bài báo cho rằng, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các công ty cung cấp bao bì là cần thiết trong việc gom và tái chế lại lượng vỏ hộp sữa khổng lồ kia, thay vì để người tiêu dùng ném vô tư ra môi trường.
Chúng ta đang còn hơn 20.000 container tồn ngoài cảng và nguy cơ rất lớn về việc phế liệu trên thế giới sẽ ùn ùn kéo vào nếu không có biện pháp mạnh mẽ để ngăn cản.
VN đang thiếu đầu nguồn phân loại rác phế liệu để tái sử dụng thay vì đi nhập khẩu. Theo thống kê của Bộ TN-MT, riêng Hà Nội và TP.HCM, hằng năm có tới 16.000 tấn chất thải phát sinh, bao gồm cả rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Trong đó 50 - 70% lượng rác thải chứa những hợp chất có thể tái chế và tạo ra nguồn năng lượng mới, song số được thu gom về chỉ khoảng 10% được tái chế sử dụng.
|
Bình luận (0)