Hầu hết chúng ta có thói quen mặc luôn chiếc áo mới mua về rồi mới giặt, nhưng thói quen này có thể gây hại cho chúng ta, theo chuyên gia Donald Belsito giáo sư về da liễu tại Trung tâm Y tế ĐH Columbia (Mỹ).
Nên giặt quần áo mới trước khi mặc - Ảnh: Shutterstock |
Trang The Wall Street Journal dẫn lời giáo sư Belsito cho biết vi khuẩn có thể tồn tại thời gian dài trong vải và đó là lý do tại sao nên giặt quần áo mới trước khi mặc, thậm chí có thể giặt nhiều hơn một lần, và nên là bắt buộc.
Có hai thủ phạm chính khi nói đến chất gây dị ứng trong quần áo mới: thuốc nhuộm và nhựa formaldehyde. Hầu hết hàng dệt tổng hợp có màu với thuốc nhuộm azo-anilin, có thể gây ra một phản ứng da nghiêm trọng giống như chất độc ivy ảnh hưởng đến một số ít người bị dị ứng với chúng. Đối với người khác, phản ứng với thuốc nhuộm nhẹ hơn, và có thể dẫn đến viêm nhẹ, khô và ngứa da, tiến sĩ Belsito nói.
Thuốc nhuộm có thể khiến bạn bị đỏ da, ngứa, phát ban có vảy, đặc biệt là gần khu vực ma sát hoặc đổ mồ hôi, như thắt lưng, cổ, đùi và xung quanh nách. Tiến sĩ Belsito lưu ý rằng thuốc nhuộm có thể dính vào da lâu hơn và tiếp tục kích hoạt dị ứng.
Nhựa formaldehyde được sử dụng để ngăn bông polyester nhăn và hạn chế nấm mốc, tiến sĩ Belsito nói. Mặc dù hầu hết các nước điều chỉnh lượng formaldehyde cho phép, một nghiên cứu năm 2010 của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Hoa Kỳ phát hiện rằng một số loại vải bán tại Hoa Kỳ vượt quá mức cho phép của nhựa hóa chất.
Tiến sĩ Belsito cũng nhấn mạnh rằng một số sản phẩm may mặc được kiểm tra cho thấy gây viêm da tiếp xúc và kích ứng viêm da dị ứng ở Mỹ, cả hai loại viêm da gây bệnh chàm do tiếp xúc với mặt vải có chứa chất chống nhăn.
Không có cách nào để biết có bao nhiêu người đã chạm vào chiếc quần áo hoặc thử nó trước khi bạn mua nó. Bạn không bao giờ biết được các loại vi trùng có thể sống trong mặt hàng dệt, tiến sĩ Belsito nói, ngay cả khi bạn mua các sản phẩm làm từ sợi tự nhiên 100%.
Đó là chưa kể túi nhỏ chống ẩm gắn với quần áo. Mặc dù về cơ bản, loại túi chống ẩm này giúp hấp thụ độ ẩm trong quá trình vận chuyển và ngăn cho nấm phát triển. Nhưng tùy thuộc vào độ ẩm của nước xuất xứ, và độ ẩm tương đối bên trong bao bì, nấm có thể “lơ lửng” trên quần áo.
Tiến sĩ Belsito nói một chất hóa học trước đây được sử dụng để ngăn chặn các loại nấm mốc có tên dimethyl fumarate đã được tìm thấy gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng trên da và không còn sử dụng rộng rãi.
Tiến sĩ Belsito khuyên mọi người nên giặt quần áo mới, ít nhất một lần trước khi mặc để phòng các hóa chất có thể gây dị ứng cho cơ thể.
Bình luận (0)