Đáng chú ý nhất là quan điểm của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Mỹ. Ngày 27.7, CSIS có báo cáo gửi Bộ Quốc phòng Mỹ khuyến nghị nước này nên tăng cường hơn nữa lực lượng hải quân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thậm chí là triển khai tàu ngầm nguyên tử tấn công để đối phó với Trung Quốc. CSIS cho rằng chính phủ Mỹ cần nhanh chóng bố trí chiến lược lại ở khu vực và định hướng đối sách nhất quán cho 30 năm tới.
Những khuyến cáo trên là kết quả đánh giá về thực chất chính sách của Trung Quốc ở khu vực lẫn tiềm lực kinh tế, tài chính, quân sự nói chung của nước này. Điều khiến giới học giả, chuyên gia lo ngại và nghi ngại không chỉ bởi mưu đồ, bản chất chính sách của Trung Quốc mà còn là vì Bắc Kinh sẵn sàng bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện những mưu đồ đó. Chẳng hạn như việc Trung Quốc ngang nhiên mời thầu thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Giới học giả, chuyên gia chẳng phải bên tham gia chơi cờ và chính phủ Mỹ mới là phía tham gia đánh ván bài. Tuy nhiên, tất cả đều trong cuộc. Những khuyến nghị này mở đường cho việc chính phủ hoạch định chính sách, chuẩn bị dư luận đối với những điều chỉnh cần thiết và cách thức thực hiện thích hợp. Đối phó với Trung Quốc vừa phải nhìn xa, vừa phải rất thực dụng như thế.
La Phù
>> Mỹ lo ngại việc Trung Quốc lập “TP.Tam Sa”
>> Trung Quốc ngang nhiên tổ chức bầu cử phi pháp ở “TP.Tam Sa”
>> Trung Quốc đồn trú quân đội ở “TP.Tam Sa”
>> Từ Khu hành chính Hải Nam đến “TP.Tam Sa”
>> HĐND TP.Đà Nẵng phản đối Trung Quốc thành lập TP.Tam Sa
>> Báo Nhật Bản chỉ trích việc thành lập “TP.Tam Sa”
>> Nhật cảnh báo về hải quân Trung Quốc
>> Mỹ cảnh báo về hải quân Trung Quốc
Bình luận (0)