(Tin Nóng) Khi máy bay AirAsia Indonesia (chuyến bay QZ8501) bay lên cao tránh mây giông và sau đó rơi xuống biển, người cầm lái không phải cơ trưởng Irianto với hơn 20.000 giờ bay mà là cơ phó người Pháp Remi Emmanuel Plesel với chỉ 2.275 giờ bay, theo CNN ngày 29.1.
|
Chuyến bay QZ8501 trở thành thảm kịch khi rơi xuống biển Java sáng 28.12.2014 chỉ sau 1 giờ cất cánh từ Surabaya, Indonesia đi Singapore. Tai nạn làm 162 người trên máy bay thiệt mạng, đến nay các lực lượng cứu hộ mới vớt được 72 thi thể. Phần thân máy bay cùng 90 thi thể khác còn bên dưới lòng biển.
Tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân ban đầu của tai nạn máy bay QZ8501 ở Jakarta, Indonesia sáng 29.1, các nhà điều tra cho biết vào thời điểm máy bay gặp nạn, cơ phó người Pháp Rémi Emmanuel Plesel đang cầm lái, còn cơ trưởng ngồi giám sát. Và thảm kịch xảy ra với chiếc máy bay này chỉ trong vòng 3 phút 20 giây, theo báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông Indonesia công bố sáng 29.1.2015 về tai nạn của QZ8501.
Khi máy bay đang ở độ cao 32.000 feet (9.750 m), lúc 11 giờ 12 ngày 28.12.2014, phi công xin bay lên độ cao 38.000 feet (11.582 m). Máy bay sau đó chuyển hướng sang trái và lắc lư, theo Ertata Lanang Galih, một phi công cao cấp và là điều tra viên của ủy ban.
Sau đó máy bay lên độ cao 37.400 feet (11.399 m) trong vòng 30 giây theo hướng dốc ngược lên cao, theo ông Mardjono Siswosuwarno, trưởng ban điều tra của Ủy ban an toàn giao thông Indonesia.
Lúc đó tín hiệu mất ổn định (stall) vang lên trong buồng lái với âm thanh "mất ổn định" (stall) phát ra liên tục cho đến khi máy bay rơi, theo ghi nhận từ hộp đen âm thanh buồng lái. Nhưng âm thanh "stall" không có nghĩa là máy bay đang mất ổn định mà tự động phát ra khi mũi máy bay ngóc lên quá 8 độ.
Sau đó máy bay rơi nhanh xuống độ cao 24.000 feet, ngoài tầm radar.
Các nhân viên kiểm soát không lưu ước tính máy bay đã lao lên độ cao 34.000 feet chỉ trong 4 phút sau khi phi công đưa ra yêu cầu cho bay lên cao.
Máy bay đang trong tình trạng tốt, phi công có kinh nghiệm, ông Mardjono nói. Còn các quan chức hàng không trước đó nói rằng máy bay lao lên quá nhanh trước khi bị rơi.
|
Nhưng những thông tin trước đây nói cơ trưởng Irianto với 20.000 giờ bay là người lắm kinh nghiệm, lẽ nào lại để máy bay mất kiểm soát và rơi xuống biển. Nay kết quả điều tra phát hiện cầm lái lại là cơ phó người Pháp Remi Emmanuel Plesel, ít kinh nghiệm hơn cơ trưởng khi mới chỉ có 2.275 giờ bay với AirAsia Indonesia. Còn cơ trưởng đã bay với AirAsia Indonesia 6.100 giờ bằng máy bay Airbus 320.
Trước đó ông Irianto là phi công quân đội, sau đó bay cho một hãng hàng không Indonesia 13 năm trước khi sang AirAsia.
Nhưng có ý kiến cho rằng việc giao tay lái cho cơ phó là bình thường để họ có thêm kinh nghiệm bay. Vấn đề đau đầu với các điều tra viên Indonesia là trong thời điểm đó, các máy bay khác bay qua khu vực nói trên cùng thời điểm, nhưng chỉ có chiếc QZ8501 là bị rơi.
Tin Nóng
>> Quân đội Indonesia rút khỏi chiến dịch trục vớt máy bay AirAsia
>> Đứt dây cáp, thân máy bay AirAsia rơi lại xuống biển
>> Nỗ lực trục vớt thân máy bay AirAsia thất bại vì phao xì hơi
>> Bắt đầu nâng thân máy bay AirAsia lên mặt biển
>> Chiến hạm Indonesia hư thiết bị sonar khi tìm kiếm máy bay AirAsia
>> Thợ lặn vớt thêm 6 thi thể nạn nhân máy bay AirAsia
>> Cá bán ế, tiểu thương Indonesia bắt đền AirAsia
Bình luận (0)