Có thể nói, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay phổ biến trong ba trường hợp:
Thứ nhất, cha mẹ ôm ấp, bao bọc, che chở con một cách thái quá. Điều này khá phổ biến. Trong mắt cha, con cái lúc nào cũng nhỏ bé, non nớt, cần được quan tâm, chăm sóc, chỉ dẫn, dìu dắt. Dù con đã học bậc THCS, thậm chí đã trở thành học sinh bậc THPT nhưng cha mẹ vẫn chăm sóc và xem con như đứa trẻ bậc mầm non, tiểu học. Điều đó dẫn đến những đứa con mắc bệnh “không chịu lớn”, “ươm mầm” cho con cái luôn muốn dựa dẫm vào cha mẹ. Nếu từ nhỏ ít được cha mẹ quan tâm quá mức, đứa trẻ sẽ khó thể lớn lên với một cuộc sống thể chất và tâm hồn lành mạnh.
tin liên quan
Cha mẹ dạy gì cho con?: Đừng cố gắng thành công!Thứ hai, cha mẹ ít quan tâm con cái khiến cho các thành viên trở thành những cá thể riêng biệt, tuy ở một nhà nhưng như người xa lạ, ít liên quan, tác động lẫn nhau. Người lớn có hàng tá lý do để biện hộ cho việc không có thời gian dành cho con cái. Cuộc sống bận rộn với những mối quan tâm riêng khiến cha mẹ và con cái ít tương tác với nhau. Việc tôn thờ tự do cá nhân thái quá cũng khiến các thành viên trong gia đình thiếu quan tâm đến nhau và trở thành “người lạ trong nhà”.
Cả hai trường hợp trên, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái dẫn đến những hậu quả đến bản thân, gia đình và xã hội. Không cần phải phân tích - mổ xẻ, người lớn đều biết như thế song nhiều bậc cha mẹ vẫn quan tâm con cái như thế.
Thứ ba, cha mẹ luôn yêu thương và tôn trọng con cái. Con cái là những cá thể riêng và độc lập nhưng điểm chung giữa cha mẹ và con cái là sự gắn kết, chia sẻ với nhau. Đây chính là tình yêu thương thực thụ mà cha mẹ dành cho con cái của mình: yêu thương và tôn trọng. Con cái cần sự quan tâm của cha mẹ điều đó.
Việc cha mẹ bao bọc khiến con ít vấp ngã, ít phạm sai lầm và luôn cảm thấy mình được yêu thương (thành công nào mà chẳng nếm trải những thất bại, yêu thương nào mà chẳng có sự nghiêm khắc). Tuy nhiên điều đó cũng làm con cái khó chịu, thậm chí là phải sống trong sự ngột ngạt, mất tự do. Từ đó dẫn đến mất khả năng tự lập, tự quyết. Và hậu quả: sinh ra trầm cảm hoặc ỷ lại. Yêu thương và tôn trọng con cái, hiểu rằng con cũng cần có đời sống độc lập, cha mẹ sẽ đối xử với con bình đẳng trên cơ sở gắn kết, thấu hiểu, quan tâm. Như vậy sẽ “cởi trói” cho chính mình và các con.
Khi cha mẹ tạo cho con một đời sống tương đối độc lập sẽ khiến con có cơ hội trưởng thành trong tầm kiểm soát của cha mẹ mà không cảm thấy bức bối, ngột ngạt. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng tốt đẹp vì con cảm thấy mình được yêu thương và tôn trọng. Đó là yếu tố quan trọng trong mỗi gia đình.
Hãy quan tâm con mỗi ngày bằng tình yêu thương và sự tôn trọng!
Bình luận (0)