Các triệu chứng cũng có thể khác với triệu chứng của nam.
Cơn đau tim xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến tim đột ngột bị tắc nghẽn.
Các triệu chứng chính của cơn đau tim bao gồm: đau ngực, khó thở, chóng mặt và đổ mồ hôi.
Cơn đau do đau tim ở phụ nữ có nhiều khả năng lan đến vai, cổ, bụng và thậm chí cả lưng |
Shutterstock |
Phụ nữ có thể gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo đau tim nào. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau của họ có thể khác với nam giới, theo Hiệp hội Tim mạch Quốc gia Úc.
Tổ chức này cho biết phụ nữ cũng có thể cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân trước khi phát triển các triệu chứng đau tim khác.
Đối với phụ nữ, các triệu chứng đau tim không phải lúc nào cũng là đau ngực như ở nam giới.
Hiệp hội Tim mạch Quốc gia Úc cho biết, cơn đau do đau tim ở phụ nữ có nhiều khả năng lan đến vai, cổ, bụng và thậm chí cả lưng, theo Times News Express.
Ở phụ nữ, cơn đau có thể giống như khó tiêu và không nhất quán.
Có trường hợp có thể không đau nhưng có cảm giác lo lắng không rõ nguyên nhân, buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh và đổ mồ hôi lạnh.
Đối với phụ nữ, các triệu chứng đau tim không phải lúc nào cũng là đau ngực như ở nam giới |
Shutterstock |
Tổ chức này cho biết đối với phụ nữ, sau thời kỳ mãn kinh, nguy cơ đau tim sẽ tăng lên và tiếp tục tăng khi tuổi càng cao.
Bệnh tim mạch vành giết chết nhiều phụ nữ gấp đôi so với ung thư vú, và là căn bệnh giết người lớn nhất đối với phụ nữ trên toàn thế giới, theo Times News Express.
Mặc dù vậy, đau tim thường được coi là bệnh của nam giới, Hiệp hội Tim mạch Quốc gia Úc lưu ý.
Tổ chức này nói rằng phụ nữ có thể không nhận biết cơn đau tim nên đã không cấp cứu và điều trị kịp thời, điều này có thể làm giảm cơ hội sống sót của người bệnh.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh lưu ý rằng điều quan trọng cần biết là không phải ai cũng bị đau ngực dữ dội và cơn đau thường nhẹ và bị nhầm với chứng khó tiêu, theo Times News Express.
Làm gì để giảm nguy cơ đau tim?
Cơ quan này cũng chỉ ra một số bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ bị đau tim.
Đó là nên bỏ thuốc lá, uống rượu vừa phải và nên đặt mục tiêu duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Nên tập thể dục thường xuyên với cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cũng nên thực hiện chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt và ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày.
Bình luận (0)