Không gì có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta nhanh hơn công nghệ. Nhiều năm về trước chẳng ai có thể tin rằng vài năm sau cuộc sống của mình có thể thay đổi hoàn toàn chỉ bởi một con chip nhỏ hơn móng tay.
Tuy nhiên ngày nay mọi thứ đã trở thành hiện thực. Do vậy muốn dẫn đầu ngành công nghệ, bạn phải là người luôn dám bước đi tiên phong.
Đổi mới để tồn tại và dẫn đầu
Đổi mới là điều sống còn để tồn tại trong thế giới công nghệ. Với ý nghĩa đó, Samsung đã thành lập Bảo tàng Đổi mới Samsung - Samsung Innovation Museum tại thành phố Suwon (Hàn Quốc) nhân dịp sinh nhật tuổi 45 của mình. “Bảo tàng Đổi mới của Samsung là nơi tập hợp những kiệt tác đã góp phần làm thay đổi lịch sử của ngành công nghệ”, Ông Kwon Oh-hyun, Tổng giám đốc tập đoàn Samsung phát biểu trong ngày ra mắt bảo tàng.
|
Bảo tàng này cũng chính là nơi ghi dấu chặng đường mà Samsung đã đi qua theo suốt chiều dài lịch sử ngành công nghệ. Đầu tiên, phải kể đến TV – “con át chủ bài” đầu tiên của Samsung. Năm 1987, họ thành lập nên Viện nghiên cứu công nghệ Samsung và bắt đầu cho ra đời những sản phẩm mới mang dấu ấn riêng của mình. Chiếc TV mỏng nhất thế giới được Samsung trình làng năm 2002 và chiếc TV LCD 2 mặt đầu tiên được giới thiệu đến người dùng năm 2006. Năm 2004, Samsung là nhà sản xuất OLED lớn nhất thế giới với 40% thị phần. OLED (Organic light emitting diode, tạm dịch là đi-ốt phát quang hữu cơ) là công nghệ tân tiến được áp dụng trong sản xuất màn hình bởi hiển thị màu tốt hơn và tiết kiệm điện năng hơn so với LCD. Sự thành công của TV Samsung phụ thuộc rất lớn vào việc sản xuất màn hình LED và OLED của hãng này. Những thành tựu trên đã giúp Samsung trở thành hãng sản xuất TV lớn nhất thế giới vào năm 2006.
Theo đà phát triển, Samsung tiếp tục đi đầu trong công nghệ AMOLED (công nghệ màn hình tân tiến hơn OLED) và nắm giữ 98% thị phần. Hiện tại, các dòng điện thoại của Samsung đều dùng công nghệ Super AMOLED do riêng hãng này phát triển. Bằng cách kết hợp màn cảm ứng (touch panel) và lớp kính trên cùng, Samsung đã tạo ra màn hình có màu sắc nổi bật hơn so với các màn hình AMOLED thông thường và có khả năng hiển thị rõ hơn dưới ánh sáng mặt trời. Các dòng điện thoại cao cấp như Galaxy S, Note đều tích hợp công nghệ này.
Nhắc đến điện thoại không thể nào không kể đến một phát minh của Samsung đã làm thay đổi thói quen của người dùng trên toàn cầu và góp phần định hình nên thương hiệu Samsung suốt gần 1 thập kỉ, đó chính là Galaxy Note. Năm 2011, lần đầu tiên Samsung trình làng smartphone Galaxy Note với kích cỡ màn hình tới 5,3 inch và sử dụng bút cảm ứng Spen. Ngay lập tức, nó bị cả thế giới “hoài nghi” rằng đây là một chiếc điện thoại quá khổ và không có khả năng thành công trên thị trường.
Nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại, ngày nay nhiều hãng điện thoại lớn cũng đã phải lấy kích cỡ màn hình 5,3 inch làm chuẩn cho các sản phẩm mới. Năm 2012, Galaxy Note trở thành một trong những chiếc điện thoại thành công nhất trong lịch sử khi bán được 10 triệu chiếc ra thị trường. Và đến năm 2015, Samsung đã cho ra đời thế hệ Galaxy Note thứ 5.
|
Không phải ngẫu nhiên mà Galaxy Note dành được thành công vượt bậc trên thị trường công nghệ vốn cạnh tranh vô cùng gay gắt. Ngay từ đầu, khi tạo ra Note, Samsung đã đổi mới, sáng tạo và tiên phong đón đầu xu hướng màn hình lớn. Họ không chỉ tạo ra một sản phẩm mới lạ đơn thuần mà luôn hướng tới tính ứng dụng cao cho người sử dụng.
“Internet of Thing” - cuộc đua mới của Samsung
Sau tivi, điện thoại, Samsung tiếp tục tiên phong trong lĩnh vực “Internet of Thing” (IoT - Internet của Vạn Vật) - những thiết bị công nghệ thông minh có thể tự kết nối thông qua Internet. Đó là tivi thông minh, tủ lạnh tự động quản lí thức ăn, đồng hồ có thể kiểm soát tình trạng sức khỏe, ứng dụng nhắc nhở về kí ức cho người mất trí nhớ… Ngày nay, sản phẩm công nghệ của Samsung gần như “phủ sóng” khắp mọi mặt đời sống của con người.
Không chỉ dừng lại ở đó, trong lĩnh vực sản xuất vi xử lý điện tử và linh kiện bán dẫn, khi những tập đoàn công nghệ khác phải nhập linh kiện và phát minh của đối thủ, thì Samsung tạo ra chúng. Sáng tạo ở cả công nghệ lõi mới là yếu tố quyết định tạo nên thành công cho họ. Đây cũng là lí do Samsung tạo ra Artik - thế hệ máy tính điện tử có kích thước cực nhỏ và tiêu tốn ít năng lượng, nền tảng cốt lõi của IoT. Mục tiêu của Samsung là biến Artik trở thành hệ sinh thái chung cho tất cả các thiết bị IoT trong tương lai.
Năm 2002, Samsung là nhà sản xuất bảng điều khiển LCD lớn nhất thế giới, năm 2006 là sản xuất TV và năm 2011 là sản xuất di động hàng đầu nhất thế giới. Gần đây nhất, Samsung đã lập kỉ lục khi giành được 38 giải thưởng Sáng tạo tại sự kiện quốc tế CES 2016 nâng tổng số giải thưởng lên 309, trong đó có 22 giải thưởng sáng tạo xuất sắc nhất. Trong số 38 giải thưởng năm nay có 03 giải thưởng sáng tạo công nghệ xuất sắc nhất (Best Of Innovation Awards) bao gồm Samsung Galaxy S6 Edge+, Gear S2, thiết bị IoT theo dõi giấc ngủ SLEEPSense. Đây là giải thưởng danh giá và uy tín nhất của năm trong lĩnh vực điện tử.
Bí quyết giúp Samsung luôn thành công chính là dù ở vị trí của người dẫn đầu, họ chưa bao giờ cho phép mình ngừng đổi mới, tìm tòi và khởi tạo xu hướng. Và cũng giống như những gì Samsung đã từng làm được với TV, máy giặt, màn hình LCD hay điện thoại, ở cuộc cách mạng IoT này, Samsung cũng hứa hẹn sẽ “làm nên chuyện” và biết đâu có thể thay đổi cả bộ mặt của nền công nghệ trên toàn thế giới.
Bình luận (0)