Con mâu thuẫn với bạn, phụ huynh làm sao?

23/02/2016 10:28 GMT+7

Đây là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Họ không biết phải làm sao khi rơi vào tình cảnh này.

Đây là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Họ không biết phải làm sao khi rơi vào tình cảnh này.

Phụ huynh nên thường xuyên gần gũi con để kịp thời phát hiện những bất thường, từ đó có giải pháp xử lý phù hợp - Ảnh minh họa: Khả HòaPhụ huynh nên thường xuyên gần gũi con để kịp thời phát hiện những bất thường, từ đó có giải pháp xử lý phù hợp - Ảnh minh họa: Khả Hòa
Ông T., phụ huynh học sinh Trường THCS Chánh Hưng (Q.8, TP.HCM), kể con mình đang học lớp 7. Hàng ngày đi học con hay bị người bạn cùng lớp trêu chọc, thậm chí xúc phạm.
Tương tự, anh H. cho biết một tháng gần đây, con anh nói thường bị bạn N. cùng lớp dọa đánh. Để tìm hiểu thực hư, vị phụ huynh này đã đến trường đón con, nhân tiện tìm gặp cháu N. hỏi chuyện.
“Chiều hôm ấy, tôi đến trường và gặp cháu N., khi tôi vừa hỏi chuyện thì bất ngờ cháu N. òa khóc, lúc này cha cháu cũng vừa đến và đã xảy ra xô xát với tôi cho dù tôi đã cố gắng giải thích. Được mọi người can ngăn, tôi chở con chạy thẳng về nhà. Giờ tôi cứ nghĩ, chẳng lẽ, con nhỏ mâu thuẫn với nhau, người lớn phải thượng cẳng chân, hạ cẳng tay?”, anh H. băn khoăn. 
Hai câu chuyện trên là tình huống mà rất nhiều phụ huynh gặp phải. Chỉ vì những mâu thuẫn của học sinh nhưng đã đưa họ vào thế khó, chẳng biết phải xử lý tình huống này như thế nào.
Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Duy, Trung tâm đào tạo và chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt (TP.HCM), thì việc trẻ mâu thuẫn với nhau dù lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và hoạt động học của trẻ. Trẻ sẽ dễ bị ức chế, căng thẳng, lo sợ trong giao tiếp với bạn và cũng vì vậy mà kém tập trung trong học tập. Trong trường hợp này, nếu phụ huynh theo cảm tính cũng dễ dàng gây hấn để bảo vệ con dẫn đến những hệ luỵ không hay.
Chính vì thế, theo ông Duy, khi gặp tình cảnh trên, phụ huynh cần bình tĩnh để xác định được bản chất mâu thuẫn giữa trẻ là gì để đưa ra được hướng giải quyết hữu hiệu. Nếu giữa hai phụ huynh đã có phần mâu thuẫn nên sẽ khó có thể ngồi lại nói chuyện với nhau. Vậy nên cần một bên thứ ba và người đảm nhiệm hiệu quả vai trò này chính là giáo viên chủ nhiệm của trẻ.
“Phụ huynh có thể gặp giáo viên để nhờ tìm hiểu kỹ hơn mâu thuẫn của con mình và bạn. Sau đó nhờ giáo viên sắp xếp một cuộc hẹn giữa hai phụ huynh để trao đổi cụ thể vấn đề của hai con và định ra hướng giải quyết. Bước tiếp theo là gặp hai trẻ và theo bản chất của mâu thuẫn mà đưa cách giải quyết với mục tiêu cần đạt tốt nhất là cho hai trẻ nói chuyện, hòa giải và kết bạn lại với nhau”, ông Duy chia sẻ.
Cùng quan điểm, thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An, Ủy viên Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, cũng khuyên phụ huynh cần tìm những người trung gian có vai trò, uy tín và trách nhiệm để hòa giải. Phụ huynh cần báo ngay cho ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm hoặc các chuyên gia tham vấn tâm lý học đường để có những cách can thiệp một cách kịp thời. Và ban giám hiệu, thầy cô chủ nhiệm có chức năng, trách nhiệm để cùng phu huynh tháo gỡ và giải quyết những mâu thuẫn.
“Cha mẹ nào cũng vậy, khi thấy con mình bị đánh thường có tâm lý lo lắng nên dễ tức giận và thường mất đi sự thông minh cũng như sự bình tĩnh khi giải quyết vấn đề. Thế nên không nên tìm gặp trực tiếp sẽ dễ mất kiểm soát cảm xúc và hành vi. Mỗi phụ huynh cần nhớ việc ứng xử cũng như giải quyết vấn đề không chỉ là để có thể giải quyết được vấn đề mà đó chính là làm sao có thể giúp con học được bài học kinh nghiệm, cách ứng phó cũng như là ứng xử lý tình huống tương tự trong tương lai. Cha mẹ cần là tấm gương trong cách ứng xử để con bắt chước và học hỏi. Bởi cha me không thể theo con suốt cuộc đời để bảo bọc, che chở mà điều quan trọng là thông qua cách xử lý tình huống sao cho vừa nhân văn vừa thấu tình đạt lý sẽ trang bị cho con một hành trang vững chắc trong cách ứng xử và giải quyết vấn đề”, ông An nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.